Trái cây là một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của tất cả chúng ta, tuy nhiên khi cho trẻ nhỏ ăn thì mẹ nên hết sức lưu ý vì có 1 số loại gây dị ứng, không tốt cho trẻ.
- Top 4 loại trái cây mẹ cho con ăn thường xuyên sẽ giúp tăng chiều cao, lại vừa thơm ngon vừa rẻ
- 3 lưu ý quan trọng phụ nữ mang thai ở tuổi 35 nên nhớ để mẹ khỏe, bé khỏe
Phản ứng dị ứng thực phẩm có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng đôi khi gây một tình trạng bệnh lý trầm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu chứng sẽ là một hay nhiều biểu hiện như: Nổi mẩn đỏ, ngứa ở da. Mẩn đỏ thường mất đi trong vài ngày sau đó. Một số trường hợp có thể tồn tại rất lâu được gọi là viêm da dị ứng. Ngứa mũi hoặc mắt, hắt hơi và chảy nước mũi, có thể có các triệu chứng của hen suyễn như ho, khò khè, nặng ngực và khó thở. Ngứa, sưng quanh môi và miệng, đặc biệt khi môi và miệng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Một số biểu hiện khác của triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, đau kiểu chuột rút, phù nề, nôn mửa và tiêu chảy cũng có thể xảy ra.
Quả đào: Trong vỏ và cùi quả đào rất giàu protein thực vật, nhưng LTP là chất gây dị ứng phổ biến nhất. LTP là một nhóm protein có khả năng vận chuyển lipid. Trẻ bị dị ứng với quả đào có thể bị sưng mặt, sưng môi, ho, tiêu chảy, phát ban da, nôn mửa,… sau khi ăn.
Kiwi: Kiwi cũng là một trong những loại quả dễ gây viêm họng dị ứng ở trẻ. Ngoài ra, kiwi còn làm tổn thương niêm mạc họng, ngứa họng, ngứa ran ở lưỡi và các triệu chứng khác. Đặc biệt, các triệu chứng dị ứng với kiwi ở trẻ em nghiêm trọng hơn người lớn vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Dừa: Dị ứng dừa tuy hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng. Nó thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Khi cho trẻ tiếp xúc với dừa cha mẹ cần hết sức chú ý. Khi trẻ có các biểu hiện dị ứng thì cha mẹ cần “cách ly” trẻ với dừa ngay.
Xoài: Quả xoài chứa nhiều axit amin và protein tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng chứa cả mono hydroxybenzene và axit aldehyde, có khả năng gây kích ứng da. Da của bé dưới 1 tuổi thường mỏng, dễ bị dị ứng nên nếu tiếp xúc trực tiếp với xoài có thể bị nổi mẩn, sưng ngứa.