Những loại rau củ này luôn được xếp vị trí hàng đầu trong những loại rau củ không nên cho bé ăn dưới 1 tuổi.
- Xin chúc mừng, trẻ có 3 biểu hiện này từ nhỏ lớn lên không chỉ có khả năng lãnh đạo mà cha mẹ may mắn cả đời, họ hàng cũng được ‘hên’ lây
- Gia đình có trẻ sinh vào 5 khung giờ này, con trai thì tài giỏi, con gái thì khôn ngoan, mang tài lộc về cho bố mẹ, phúc đức về cho dòng họ tổ tiên
Các loại củ quả ít i-ốtCác loại củ quả ít i-ốt
I-ốt là vi chất quan trọng trong việc giúp trẻ phòng các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ chẳng hạn. Tuy nhiên, các loại củ như củ cải trắng, su hào, bắp cải không hề có i-ốt, nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn và bỏ lỡ các thực phẩm nhiều i-ốt khác sẽ khiến con có nguy cơ bị thiếu i-ốt và gây bướu cổ.
Củ sắnTrong sắn chứa nhiều chất độc, với người lớn thì cơ thể có thể đào thải ra ngoài được. Còn với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ chưa đào thải được các độc tố nên ăn sắn sẽ dễ bị ngộ độc, đau đầu, buồn nôn, thậm chí là gây ra tình trạng hôn mê, co giật, suy hô hấp.
Củ dền
Mặc dù củ dền mang đến nguồn dinh dưỡng giá trị cao nhưng các bác sĩ khuyến cáo rằng, trẻ em không nên ăn củ dền, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây nên nguy cơ bị ngộ độc nặng. Thành phần của củ dền có chứa hàm lượng nitrat khá cao, khi ăn có thể khiến cho hệ tiêu hóa không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến hiện tượng trẻ bị khó tiêu. Vì thế, củ dền luôn được xếp vị trí hàng đầu trong những loại rau củ không nên cho bé ăn dưới 1 tuổi.
Rau chân vịt
Rau chân vịt từng được ca ngợi và coi là thực phẩm vàng ăn dặm vì nó nhiều sắt, canxi, chất xơ… tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng, trẻ dưới 1 tuổi không cần ăn rau chân vịt. Trong rau chân vịt có rất nhiều nitrate cao khiến bé không thể tiêu hóa hết được và có nguy cơ bị ngộ độc, gây thiếu máu, suy hô hấp và tổn thương não.
Một số loại rau xanh lá đậm tương tự như rau chân vịt cũng không được khuyến khích cho ăn nhiều vì chúng rất nhiều nitrate.
Rau mùi
Khi nấu cháo xong, các mẹ thường trang trí thêm một chút rau mùi để bát cháo thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên khi cho con ăn, mẹ nhớ bỏ ra nhé bởi rau mùi không hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, khiến làm tăng bài tiết mật, gây tổn hại đến gan.
Cải thảo
Trong cải thảo có chất làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp và lưu thông máu, do đó, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không ăn cải thảo.
Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn các loại rau xanh chứa nitrate nhưng với điều kiện ăn với số lượng ít vừa phải để trẻ có thể tiêu thụ được. Trên 1 tuổi, hệ tiêu hóa trẻ tốt hơn có thể ăn nhiều thực phẩm đa dạng hơn.
Cải bó xôi
Chỉ cần ngay tên thôi là các mẹ đã biết ngay công dụng thần thánh của loại rau này. Tuy nhiên, trong cải bó xôi chứa hàm lượng lớn carotene cao, nếu tích lũy quá nhiều carotene sẽ lắng đọng trong lớp sừng da, gây nên hiện tượng vàng da. Bên cạnh đó, trong cải bó xôi còn chứa nhiều axit oxalic – một chất ngăn cản sự hấp thụ của canxi.
Lá hẹ
Từ rất lâu, lá hẹ đã rất nổi tiếng với các công dụng chữa ho và giúp bé không bị sốt khi mọc răng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như mẹ lạm dụng quá nhiều lá hẹ sẽ gây nên tình trạng đau bụng, khó tiêu, dẫn đến tình trạng tiêu chảy của bé. Hơn nữa, với bé dưới 12 tháng mẹ càng nên hạn chế cho bé ăn lá hẹ do hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định.