Nếu Omicron khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, lo lắng đặc biệt là ảnh hưởng của nó với những đứa trẻ nhà bạn thì đây là những gì bạn có thể làm để giúp vượt qua làn sóng này một cách an toàn.
- Trẻ trở lại trường học trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ba mẹ phải chú ý đến những phát hiện này
- Nuôi con những năm đầu đời là thách thức với nhiều bậc cha mẹ, bỏ túi các bí quyết này sẽ giúp trẻ từ 1-3 tuổi không những ăn ngoan mà còn ngon miệng
Trong đại dịch đang tiếp diễn phức tạp, khả năng lây nhiễm của Omicron không loại trừ bất kể đối tượng nào và khả năng cao hầu hết trẻ em và gia đình sẽ bị phơi nhiễm. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể chuẩn bị sẵn sàng đối phó và phòng ngừa. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để bảo vệ con bạn và gia đình trong bối cảnh sự gia tăng của Omicron.
Tiêm phòng cho con bạn nếu con đủ điều kiện tiêm chủng
Jennifer Kwan, một bác sĩ gia đình ở Burlington, Ontario, Canada cho biết: "Tiêm phòng là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất hiện nay để giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng COVID-19 và ngăn ngừa các biến chứng, bao gồm cả Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em". MIS-C là một tình trạng viêm nhiễm hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng và những trẻ chưa được tiêm chủng nhiễm COVID-19 có nguy cơ tăng cao. Nhiễm COVID-19 ở trẻ em cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường mới khởi phát hoặc các triệu chứng của COVID kéo dài.
Janine McCready, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Toronto, Canada cho biết một số bậc cha mẹ đã do dự khi tiêm chủng cho con cái của họ ngay cả khi bản thân họ đã được tiêm vắc xin COVID-19 và việc tiêm chủng mang lại nhiều lợi ích hơn theo cấp số nhân so với rủi ro.
"Ở Mỹ, chúng tôi hiện đã thấy 8,7 triệu liều ở nhóm tuổi từ 5 đến 11 với tỷ lệ rất thấp về bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Có 12 trường hợp viêm cơ tim được báo cáo và khi họ xem dữ liệu, không có trường hợp nào nhập viện và 8 trường hợp đã bình phục hoàn toàn." Tại Canada, gần 500.000 liều vắc xin đã được tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi cho đến nay mà không có báo cáo nào về các phản ứng nghiêm trọng và không có trẻ nào phải nhập viện do vắcxin.
Chuyên gia McCready nhấn mạnh rằng đối với mỗi người việc được bảo vệ bằng vắc xin ở trẻ em và người lớn như nhau, tức nguy cơ lây nhiễm cộng đồng xung quanh họ sẽ giảm xuống. Điều này có thể giúp giữ an toàn cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, những người bị suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 5 tuổi không thể tiêm chủng và các nhóm nguy cơ cao khác. Chuyên gia nhắc nhở "Nếu một người mẹ mang thai không được tiêm phòng, sẽ có nguy cơ cao hơn nhiều đối với cô ấy và em bé. Tiêm phòng cho mọi người xung quanh bạn, đặc biệt nếu bạn có trẻ nhỏ ở nhà hoặc đang mang thai."
Cân nhắc tiêm liều thứ hai cho con bạn
Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng (NACI) chính thức khuyến nghị khoảng cách 8 tuần giữa liều đầu tiên và liều thứ hai của vắc xin COVID-19 cho nhóm 5 đến 11 tuổi. Tuy nhiên, mũi thứ hai của vắc xin được Bộ Y tế Canada chấp thuận chỉ sau 21 ngày, vì đây là khoảng thời gian được sử dụng trong nghiên cứu. Cơ sở lý luận cho thời gian chờ đợi 8 tuần là có một số bằng chứng ở người lớn cho thấy nó có thể dẫn đến khả năng miễn dịch lâu hơn đối với vi rút và giảm khả năng bị viêm cơ tim. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đã chọn đặt liều thứ hai sau 21 ngày để cung cấp cho con họ mức độ bảo vệ cao hơn khi chúng trở lại lớp học.
Vì vậy, khi nào bạn nên tiêm liều vắc xin thứ hai cho con bạn trong độ tuổi đi học? "Đó là một câu hỏi hay" chuyên gia McCready thừa nhận. "Về mặt bảo vệ lâu dài, tám tuần là có ý nghĩa nhưng giữa đợt tăng Omicron này, cũng có lý khi các gia đình muốn tiêm liều thứ hai sớm hơn." Cô ấy nói rằng cả hai lựa chọn đều an toàn cho trẻ em, rủi ro và lợi ích không khác nhau quá nhiều giữa hai lựa chon, vì vậy chuyên gia sẽ khuyên chiến lược này hơn chiến lược kia hơn.
Tuy nhiên, không phải tỉnh nào hay quốc gia nào cũng cho phép phụ huynh rút ngắn khoảng cách giữa các mũi tiêm nên không phải gia đình nào cũng có phương án này.
McCready giải thích, khẩu trang là lớp quan trọng để phòng ngừa nhưng việc đề xuất một loại mặt nạ cụ thể cho trẻ em là một việc khó khăn vì một số lý do.
Điều quan trọng cần nhớ là sự phù hợp là chìa khóa. Ví dụ, một chiếc khẩu trang phòng độc N95 sẽ quá lớn so với khuôn mặt của con bạn, như vậy sẽ không hữu ích. Điều đó nói rằng, khẩu trang N95 hoặc KN95 vừa vặn mới có thể bảo vệ tốt.
Khẩu trang y tế như những loại khẩu trang màu xanh mà chúng ta đã quá quen thuộc hiện nay cũng là một lựa chọn tốt nếu nó vừa vặn với con. Nếu gia đình bạn không có những lựa chọn này hoặc loại khẩu trang không phù hợp với con bạn, khẩu trang vải ba lớp dùng một lần cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Nhiều nhà bán lẻ bán khẩu trang vải bán các khẩu trang dùng một lần và các lựa chọn kích thước chung có sẵn tại nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ thuốc và sức khỏe. Bạn cũng có thể xếp lớp khẩu trang, ví dụ: đặt khẩu trang vải lên trên khẩu trang y tế để giúp khẩu trang vừa khít hơn hoặc điều chỉnh dây đai nếu cần cho con.
McCready nói: "Chiếc mặt nạ hay khẩu trang tốt nhất là chiếc mặt nạ mà họ có thể giữ, có thể đeo lại sau khi họ đã ăn nhẹ và nó phải vừa vặn. Mỗi chiếc mặt nạ đều cung cấp một số bảo vệ và hỗ trợ, và đó là đỉnh cao bảo vệ cho con trong lớp học mùa dịch." Có nghĩa là, càng có nhiều trẻ em đeo khẩu trang chất lượng cao, vừa vặn thì mọi người trong lớp học đó càng có thể ngừa dịch tốt hơn,
Sử dụng các kiểm tra nhanh phát hiện nhiễm COVID
Tiếp cận được xét nghiệm PCR đôi khi không phải việc thuận tiện, điều này đã đặt ra nhu cầu cao về Xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RAT). Điều đó nói rằng, các xét nghiệm nhanh rất tốn kém khi mua và có thể là một thách thức để bạn có được RAT miễn phí.
Nếu bạn có sẵn RAT, chúng có thể hữu ích trong việc xác định hoặc xác nhận các trường hợp COVID-19 tại nhà. Chúng dễ sử dụng, ngay cả với trẻ em và có thể là một biện pháp phòng ngừa tuyệt vời bằng cách xác định các trường hợp và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Kết quả dương tính tức đã bị nhiễm, trong khi xét nghiệm âm tính chỉ có nghĩa là không có nồng độ vi rút COVID-19 ở mức cao tại thời điểm đó, về cơ bản, không có vi rút HOẶC có nhưng còn quá sớm để có được kết quả chính xác. Biết được điều này, việc thực hiện kiểm tra nhiễm nhanh cách nhau 24 giờ sẽ cho kết quả chính xác hơn so với kiểm tra đơn lẻ.
Bạn có thể đã thấy các bác sĩ và nhà dịch tễ học trên mạng xã hội khuyến khích mọi người ngoáy họng cũng như khoang mũi khi làm xét nghiệm nhanh. Mặc dù chưa có nghiên cứu về cách chiến lược này tác động đến việc phát hiện Omicron, nhưng nó có thể có ích.
Hạn chế liên lạc thân thiết bên ngoài trường học và nơi làm việc
Cách đây vài tháng, có cảm giác như chúng ta đang trên đường thoát khỏi đại dịch khi số lượng ca bệnh thấp hơn đáng kể, việc tiêm phòng tốt và mọi người cảm thấy thoải mái khi tụ tập trở lại. Tuy nhiên, Omicron đã khiến chúng ta hoảng sợ trở lại, buộc chúng ta phải xem xét kỹ cách bảo vệ tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu.
Rủi ro lây nhiễm là một độ dốc tăng dần theo số lượng các mối quan hệ xã hội và thời gian tương tác của mọi người. Nó cũng được kết hợp bởi tình trạng tiêm chủng, đeo khẩu trang thích hợp, thông gió, loại hoạt động và sự phổ biến của COVID-19 trong cộng đồng địa phương. Ví dụ, một hoạt động nhóm tập thể dục chung trong nhà nhiều giờ có nguy cơ nhiễm cao hơn nhiều so với bạn đi bộ đường ngoài trời mà có đeo khẩu trang.
Sau rất nhiều tháng cô lập với những người thân yêu của chúng ta, có thể khó khăn để quay trở lại thời gian tốt đẹp và các mối quan hệ thân thiết. Thật không may, đó là những gì có thể làm để đánh bại làn sóng này.
Vậy còn các sân chơi trong nhà, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động không thiết yếu khác với con thì sao? McCready nói: "Omicron có khả năng lây nhiễm cực kỳ nhanh và tôi nghĩ bây giờ là thời điểm mà trong một vài tuần nữa, ba mẹ nên ngừng cho con ra ngoài nhiều. Sự lây lan hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát và chúng ta thực sự cần ưu tiên cho trường học một chút. Nếu mọi người trong cộng đồng của bạn cùng thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt sẽ giúp trường học hoặc nơi giữ trẻ an toàn hơn"
Chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp của con
Bất kể cha mẹ cẩn thận đến đâu, một số trẻ sẽ bị nhiễm COVID-19. Biết được điều này, bạn nên chuẩn bị sẵn một số vật dụng để giúp đối phó với các triệu chứng của vi rút ở nhà. Bạn nên kết nối với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa nếu con bạn có các triệu chứng và cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của con cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Những triệu chứng ấy sẽ bao gồm khó thở, giảm lượng chất lỏng, hôn mê, mất nước, sốt cao dai dẳng, lú lẫn và nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
May mắn thay là hầu hết các trường hợp của trẻ có thể được điều trị tại nhà. McCready nói: "Ở hầu hết trẻ em, đặc biệt nếu chúng đã được tiêm phòng, COVID thường khá nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu con đã tiêm một liều vắc xin, con có thể sẽ nhanh chóng phục hồi." Cô ấy khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn một ít Pedialyte để giữ nước cho trẻ, cùng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như Tylenol hoặc Advil. Nếu con bạn bị đau họng, mật ong là một nguồn giảm đau tuyệt vời cho trẻ trên 1 tuổi. Xi-rô ho và viên ngậm sẽ không lý tưởng cho trẻ nhỏ cho dù chúng bị COVID-19 hay cảm lạnh đơn thuần.
Theo Today's Parent