Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em, hiếm khi bị nặng. Tuy nhiên, cần tìm hiểu cách trị tiêu chảy cho bé để tránh những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc như trẻ bị mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ lâu dài.
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nào cũng cần phải nắm rõ!
- Những “thủ phạm” quen thuộc gây bệnh tiêu chảy ở trẻ
Đi ngoài, tiêu chảy là một bệnh lý khá khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi bé bị đi ngoài, các mẹ nên nhanh chóng thực hiện các cách trị tiêu chảy cho bé để tránh để lâu, bé bị mất nước, kiệt sức và đe dọa tính mạng của trẻ. Trong bài viết sau, Phụ nữ và Gia đình sẽ chia sẻ tới bạn đọc những cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
- Bé 1 tháng tuổi bị đi ngoài có thể là do hệ tiêu hóa của bé còn yếu, đường ruột bị nhiễm trùng virus Rota. Đây là một loại virus gây ra bệnh viêm ruột, viêm dạ dày và một số nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.
- Cơ thể trẻ không hấp thụ được lactose, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa, khiến hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, khiến bé bị các vấn đề về đường ruột và tiêu chảy.
- Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể khiến bé bị đi ngoài và tiêu chảy. Ví dụ như đang cho bé bú sữa mẹ lại chuyển sang sữa bột công thức, hoặc ăn dặm một số món lạ.
- Trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài do trong hệ tiêu hóa của bé có tồn tại nhiều vi khuẩn có lợi và có hại. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, phá vỡ sự cân bằng của quần thể vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
Trị tiêu chảy theo cách dân gian
Dưới đây là một số cách chữa tiêu chảy cho bé bằng bài thuốc dân gian dễ thực hiện và có hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay.
Gạo và cà rốt rang
Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ. Lấy một nhúm gạo rồi rang lên, cho cà rốt vào rang theo. Sau đó đổ nước vào đun sôi, thêm chút muối, chắc lấy nước cho bé uống để trị tiêu chảy cho bé.
Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh là loại quả có vị chát. Sử dụng hồng xiêm xanh là cách trị tiêu chảy cho bé rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Cắt quả hồng xiêm thành các lát mỏng rồi đem phơi khô, sao vàng, cho vào lọ kín dùng dần. Mỗi lần sử dụng, các mẹ hãy lấy khoảng 10 lát hồng xiêm, cho nước vừa phải ngập hồng xiêm rồi sắc lấy nước uống. Lưu ý: Không để nước quá đặc và mỗi ngày cho bé uống 2 lần.
Gạo lứt rang
Đem gạo lứt mua về lựa hạt xấu bỏ ra. Không vo gạo lứt, đem rang lên cho vàng, khi thấy gạo có mùi thơm thì tắt bếp. Cho gạo vào lọ dùng dần. Mỗi khi sử dụng, các mẹ lấy ra khoảng 100g gạo lứt rang, thêm 2 lít nước, một ít muối rồi đun sôi lên đến khi gạo chín mềm. Cho bé uống đều đặn từ 3-5 ngày là hết đi ngoài.
Gừng tươi
Bạn cần chuẩn bị 100g gừng tươi hoặc 30g gừng khô và 5g lá chè khô. Cho gừng tươi và lá chè khô vào nồi, đổ thêm 800ml nước, sắc cho đến khi chỉ còn ⅔ số nước, mỗi ngày uống 3 lần.
Lá mơ
Hái khoảng 100g lá mơ tía rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, vớt ra cho ráo. Sau đó, giã lá mơ nhỏ ra, cho vào bát, thêm 1 quả trứng gà và một ít muối cho vừa miệng, khuấy đều. Cho hỗn hợp lên chảo, trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, cho bé ăn mỗi ngày 2 lần.
Nụ sim và lá mơ
Cách chữa đi ngoài cho trẻ bằng nụ sim và lá mơ khá công dụng. Với các bé tiêu chảy, mất nước, khát, sốt nhẹ,... mẹ có thể dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước cho đến khi cạn quá ½ lượng nước bạn đầu. Chia đều 2 phần cho bé dùng trong ngày.
Cỏ sữa
Chuẩn bị 2 nắm cây cỏ sữa, 5 tai nấm mèo, 50gr đậu đen xanh lòng. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch cỏ sữa. Ngâm nấm mèo cho nở ra, rửa sạch rồi thái miếng dài và mỏng.
- Bắc cùng lúc 2 chảo lên bếp. Một chảo sao đậu đen, một chảo đảo nấm mèo và cỏ sữa.
- Sau khi làm xong 3 nguyên liệu trên thì cho vào 1 cái nồi, đổ thêm 3 bát nước rồi sắc nhỏ lửa cho đến khi đổ ra còn ½ bát thì cho bé uống trong ngày, không nên để qua ngày hôm sau.
Súp cà rốt
Cà rốt có chứa Pectin, khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo giúp làm dịu nhu động ruột, hạn chế tiêu chảy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át các vi khuẩn bên ngoài. Hơn nữa, Pectin trong cà rốt còn giúp niêm mạc nhanh chóng phục hồi. Cà rốt chứa nhiều muối khoáng, nhất là kali giúp bù đắp điện giải bị mất nhiều do bé bị tiêu chảy.
Cách làm súp cà rốt trị tiêu chảy: Rửa sạch 500g cà rốt, gọt vỏ, thái khoanh nhỏ, thêm 2 lít nước rồi đun nhỏ lửa trong 1 giờ cho đến khi cạn còn một nửa. Sau đó, vớt cà rốt ra, nghiền nát cho mịn, lọc qua vải thưa, bỏ bã, thêm 3g muối rồi đun sôi lên để dùng.
Uống nước lá ổi và cháo chuối tiêu xanh xay nhuyễn
Mẹ có thể sắc búp ổi lấy nước cho bé uống, mỗi lần đổ 1 ít vào chén, cho bé uống từ chút một để tránh bị sặc. Thỉnh thoảng cho bé uống 1 lần, trong 3 ngày. Gọt vỏ chuối tiêu xanh, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn vào cháo ninh nhừ, đun sôi trong vài phút đến khi chín đều. Cho bé dùng cháo này trong 3 ngày sẽ cải thiện tình trạng đi ngoài.
Mong rằng, bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ biết thêm nhiều cách trị tiêu chảy cho bé đơn giản mà hiệu quả tại nhà. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn!