Vào mùa hè, nhiều cha mẹ thường hay dẫn trẻ đi bơi. Tuy nhiên, cần trang bị kỹ kiến thức khi tham gia bơi lội cho trẻ, giúp trẻ có thể an toàn nhất có thể trong lúc bơi.
- 8 điều người thông minh không đưa lên mạng xã hội vì tai họa ập đến bất ngờ khó mà tránh khỏi!
- Kim Kardashian tiết lộ cách dạy con “cực hay” vào ngày sinh nhật để chúng nhớ về tuổi thơ
Vào mùa hè, trẻ em thường được cha mẹ dẫn đi bơi. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng hiểu hết những nguyên tắc khi đi bơi giúp an toàn và tránh khả năng đuối nước xảy ra, bậc làm cha mẹ cần hướng dẫn ngay để con em có thể tự do và có một mùa hè đúng nghĩa.
Trước khi bơi cần chuẩn bị những gì?
Phụ huynh cần phải chuẩn bị trước cho con em mình một số vật dụng cần thiết khi hoạt động bơi lội như: khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm thuốc nhỏ mắt dầu nóng, quần áo bơi, kính và mũ bơi, phao...
Đặc biệt, trước khi xuống hồ bơi, nên cho trẻ tắm trước bằng nước sạch để theo dõi phản ứng của trẻ với nước. Nếu có một số biểu hiện bất thường như chóng mặt, loạng choạng tuyệt đối không cho trẻ xuống bể bơi lúc này. Do đây là thời điểm cơ thể không thể thích ứng với môi trường nước.
Nếu con bạn có kỹ năng bơi chưa thuần thục nên cho đến những bể bơi dành cho thiếu nhi. Đặc biệt, không được đẩy mạnh trẻ xuống hồ bơi, điều này sẽ tạo nên tâm lý sợ nước và không dám đi bơi vào những lần tiếp theo. Nếu trẻ đang bị đau mắt viêm tai, mũi, họng, tắc mũi sổ mũi tạm thời không nên bơi lội.
Trong khi bơi cần chuẩn bị những gì?
Để cơ thể tránh bị nhiễm lạnh và những hóa chất ở bể bơi không làm ảnh hưởng đến da trẻ, phụ huynh chú ý không được để trẻ ở dưới nước quá lâu. Bảo vệ mắt, tai, mũi, họng: dặn trẻ không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng.
Cho dù, đang bơi ở bê bơi hay sông, hồ sạch cũng không được để con mình bơi lội, lặn ngụp dưới nước quá lâu. Đối với người mới tập bơi, thời gian bơi lội dưới nước không được kéo dài quá 30 phút. Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu chỉ nên ở dưới nước khoảng 15 - 20 phút.
Trong suốt khoảng thời gian trẻ bơi, cần chú ý nhắc nhở không được tắm, ngụp, bơi lội ở những chỗ nước quá sâu, nước chảy mạnh, có nhiều rong rêu mọc ngầm. Đối với những em mới tập bơi, phải có tổ chức, có người hướng dẫn, thực hiện nội quy, giờ giấc, kỷ luật tốt. Những em đã biết bơi cũng phải bơi điều độ, vừa sức vì tai nạn chết đuối không chỉ xảy ra với người không biết bơi.
Cha mẹ cần làm gì khi con bơi?
Đừng bao giờ rời tầm mắt khỏi con dù chỉ một giây
Điều rất quan trọng là bạn phải luôn để mắt đến trẻ. Nếu bạn muốn rời khỏi hồ bơi, hãy đưa con bạn theo. Đừng bao giờ nghĩ rằng có người khác đang trông chừng. Hơn nữa đừng hcur quan ngay cả khi con biết bơi.
Giúp con học những kỹ năng bơi lội an toàn
Học bơi là một khoản đầu tư xứng đáng. Trẻ nên học cách thư giãn trong nước và nín thở khi ở dưới nước trong trường hợp khẩn cấp, sẽ rất có ích nếu trẻ có thể học cách lấy hơi và bơi đến thành bể khi bắt đầu đuối nước.
Đặt giới hạn ngay khi bạn và gia đình đến hồ bơi
Nói với con bạn rằng chúng chỉ có thể xuống hồ bơi khi có bạn đi cùng. Lặp lại các quy tắc cho con bạn và yêu cầu chúng lặp lại điều đó một lần nữa trước khi xuống hồ bơi.
Phao dành cho người không biết bơi
Trẻ em không biết bơi nên có phao đề phòng trường hợp chúng nhảy xuống hồ bơi khi bạn không để ý.
Tuyệt đối không để trẻ em tắm sông dù biết bơi
Trẻ em không nên tắm ở sông hồ vì đó là những vũng nước sâu, trẻ em tắm ở đó rất nguy hiểm tới tính mạng.
Thường đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.
Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước...