Trẻ 6 tháng bị ho là nỗi lo lắng của nhiều bậc bố mẹ. Những trẻ mới 6 tháng khi bị họ thường được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy trẻ ho chúng ta cần điều trị như thế nào?
- 5 công thức giúp bị ho khi mang thai tháng thứ 6 ngừng ngay
- Khi trẻ bị ho, sổ mũi, cần làm ngay những điều này
Đa số những trẻ 6 tháng bị ho là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện nên không có khả năng chống lại các tác động do yếu tố bên ngoài. Đây không phải là căn bệnh khó trị, nhưng nếu để lâu thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Nguyên nhân trẻ 6 tháng tuổi bị ho
Những trẻ 6 tháng bị ho có đờm thường là do phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ đối với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Ho có đờm là một dạng bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp mà trẻ sơ sinh hay gặp, đây là cách mà cơ thể của trẻ hay người lớn tống vi khuẩn, chất nhầy trong họng ra bên ngoài.
Một số nguyên nhân khiến cho trẻ 6 tháng ho nhiều về đêm và ho có đờm là:
Trẻ dị ứng với môi trường xung quanh
Thời tiết thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, nhất là do nhiều về đêm, khi ho có đờm. Trẻ còn nhỏ nên sức đề kháng còn yếu, thời tiết thất thường tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vòm họng của trẻ, gây ho.
Môi trường sống của trẻ không được sạch sẽ, quá ô nhiễm, bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho dai dẳng.
Trẻ bị trào ngược dạ dày
Hệ tiêu hóa của trẻ mới 6 tháng tuổi còn kém, chưa ổn định. Nếu mẹ vô tình cho trẻ uống sữa quá nhiều, hệ tiêu hóa của trẻ không tiêu hóa hết thì rất dễ gặp tình trạng trào ngược dạ dày. Khi đó, các axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên khiến trẻ có hiện tượng ợ chua, ợ hơi. Từ đó làm cho vùng thanh quản cũng bị ảnh hưởng theo khiến trẻ bị ho.
Vi khuẩn phế cầu có trong tai- mũi- họng của người lớn
Những người lớn tuổi mắc bệnh tai- mũi-họng khi hắt xì sẽ đầy lượng vi khuẩn phế cầu ra không khí, nếu bé ở gần đó thì bé rất dễ bị nhiễm khuẩn.Tình trạng này không những làm cho bé bị ho kéo dài mà nặng hơn nữa là bị viêm phổi.
Trẻ 6 tháng tuổi bị ho ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Trẻ bị ho sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hay ít phụ thuộc vào cách chăm sóc của bố mẹ và thể chất của trẻ.
Với những trẻ có sức đề kháng yếu hơn những đứa trẻ khác, khi trẻ ho kéo dài thường làm cho cổ họng bị sưng và ảnh hưởng nặng đến hệ hô hấp của bé.
Những trẻ bị ho thường kèm theo một số triệu chứng như: sốt, đau họng, chảy nước mũi, chán ăn.
Những cách trị ho cho bé 6 tháng tuổi
Nhiều bố mẹ thường mua thuốc Tây để chữa cho trẻ bị ho, điều này có thể làm cho trẻ bị tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là những cách trị ho cho trẻ 6 tháng tuổi hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên mà các mẹ có thể áp dụng. Chữa ho bằng nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người ưu tiên sử dụng vì nó mang lại hiệu quả rất tốt mà không sợ tác dụng phụ, lại ít tốn kém chi phí.
Rau diếp cá
Đây là loại rau được xem như một vị thuốc kháng sinh, trị ho rất hiệu quả cho trẻ.
Cách làm: Bạn rửa sạch rau diếp cá, đợi 5 phút cho rau khô rồi cho vào cối giã nhuyễn. Tiếp đến, bạn trộn rau diếp cá với nước vo gạo và đun cho đến khi rau diếp cá nhừ nát. Bạn đợi cho hỗn hợp nguội là có thể cho trẻ uống được. Bạn cho trẻ uống 1 ngày 2-3 lần để chữa ho.
Cây xương sông
Ít ai biết được rằng lá xương sông có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm họng, ho có đờm, khan tiếng.
Cách làm: Bạn lấy 3-4 lá xương sông rửa sạch bằng nước lạnh rồi cho vào bát. Cho 1 thìa mật ong vào và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Để cho hỗn hợp nguội thì mẹ đưa bé uống. Bạn thực hiện khoảng 5 ngày là bé sẽ giảm ho.
Hoa hồng bạch
Bạn lấy một ít cánh hoa hồng bạch rửa sạch bằng nước lạnh rồi trộn với đường phèn, cho vào 1 ít nước lọc và đem hấp cách thủy. Mẹ cho bé uống 3-4 lần trong 1 ngày.
Khi nào thì đưa trẻ đến bác sĩ khám
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay lập tức:
- Trẻ ho và có biểu hiện tím tái môi.
- Trẻ cố gắng thở, thở mệt.
- Trẻ ho kèm với nôn mửa
- Trẻ ho đến tím mặt, môi.
- Trẻ bị đau ngực khi thở sâu
Trẻ 6 tháng bị ho nếu có xuất hiện những dấu hiệu trên thì bạn nên đưa trẻ bị khám để sức khỏe của trẻ được đảm bảo. Ngoài cho trẻ uống thuốc, bạn phải luôn đảm bảo cho trẻ luôn được sạch sẽ, môi trường sống thoải mái và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ để giúp trẻ mau khỏi bệnh.