Mẹ vui mừng khi con mới sinh ra ‘miệng ngậm ngọc’ vì cho là ‘điềm lành’ nhưng sự thật không hề như chúng ta vẫn nghĩ

Nuôi dạy con 09/11/2021 09:37

Trẻ sơ sinh chỉ mọc răng khi đã bước vào 6 tháng tuổi nhưng có một số trường hợp trẻ vừa sinh ra đã mọc răng mà dân gian gọi là “miệng ngậm ngọc”.

Một bà mẹ họ Lâm (31 tuổi, sống tại Quý Châu, Trung Quốc) mới sinh con trai thứ 2. Tuy nhiên bé trai này có một điều khá đặc biệt đó chính là bé có hai chiếc răng nhỏ nhỏ, xinh xinh ở hàm dưới.

Chị Lâm đã từng nghe mẹ chồng nói về những đứa trẻ vừa chào đời đã có răng được gọi là "miệng ngậm ngọc", sau này sẽ có cuộc sống đầy đủ, giàu có… nên thấy vậy mà mừng. Tuy nhiên, bác sĩ lại cho rằng không hề tốt.

Mẹ vui mừng khi con mới sinh ra ‘miệng ngậm ngọc’ vì cho là ‘điềm lành’ nhưng sự thật không hề như chúng ta vẫn nghĩ - Ảnh 1
Những đứa trẻ vừa chào đời đã có răng được gọi là "miệng ngậm ngọc". Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ cảnh báo người mẹ phải để ý cẩn thận không răng rụng bé nuốt vào trong sẽ rất nguy hiểm. Và chuyện cho bú có lẽ cũng sẽ gặp khó khăn. Bác sĩ khuyên nên theo dõi, nếu chiếc răng ảnh hưởng quá nhiều đến việc bú của bé thì sẽ nhổ sớm.

Sau một tuần chịu đựng, chị Lâm phải bế con đến bệnh viện để nhổ đi 2 chiếc răng hàm dưới thì mọi sinh hoạt mới trở về như ban đầu. Những chiếc răng này được gọi là răng sơ sinh và hiếm khi xảy ra.

Răng sơ sinh là gì và có phổ biến không?

Răng sơ sinh là răng đã có từ khi bé chào đời. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ gặp phải hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh như vậy là khoảng 1/7.000 đến 1/30.000. Thông thường bé sẽ không có nhiều hơn 3 chiếc răng sơ sinh cũng như không phân biệt bé trai hay gái.

Răng sơ sinh có gây hại cho bé không?

Khó ngậm bắt vú: Đây là một trong những biến chứng hàng đầu ở những bé có răng sơ sinh. Sự hiện diện của những chiếc răng này khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách, kể cả vú bình hay vú mẹ. Vì thế, bé sẽ khó bú liên tục được

Bú kém và ảnh hưởng đến sức khỏe bé: Vì em bé không thể bú đúng cách và liên tục nên bé không được cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển

Gắt gỏng, quấy khóc: Trong trường hợp răng mọc lên ở nướu sẽ làm bé bị đau, kích thích và khiến bé hay quấy khóc

Cắn núm vú: Bé có răng sơ sinh có thể cắn ti mẹ khi bú hay vú bình. Việc này có thể khiến mẹ bị đau hay núm vú bình dễ hư hỏng và ảnh hưởng đến việc cho con bú

Mẹ vui mừng khi con mới sinh ra ‘miệng ngậm ngọc’ vì cho là ‘điềm lành’ nhưng sự thật không hề như chúng ta vẫn nghĩ - Ảnh 2
Răng sơ sinh lỏng lẻo có thể bị vỡ và rơi vào đường thở của bé. Ảnh minh họa: Internet

Gây ngạt: Răng sơ sinh lỏng lẻo có thể bị vỡ và rơi vào đường thở của bé, khiến bé bị ngạt thở và có thể tử vong nếu mẹ không phát hiện kịp thời.

Có 4 loại răng sơ sinh ở bé:

Nhú lên hoàn toàn: Răng này đã mọc ra khỏi nướu hoàn toàn và dễ dàng thấy được. Bạn không thể lấy răng ra vì đã được gắn chặt vào nướu

Lỏng lẻo và nhú hoàn toàn: Răng thấy được hoàn toàn nhưng gắn khá lỏng lẻo với nướu, răng này thiếu hay chỉ có một phần chân răng

Nhú một phần: Bạn sẽ thấy một phần của đỉnh răng nhú lên khỏi nướu, phần còn lại của răng vẫn còn nằm trong nướu

Chưa nhú nhưng thấy được: Răng hoàn toàn nằm trong nướu nhưng bạn vẫn thấy được vết trắng trên nướu.

3 nguyên tắc bố mẹ nên nhớ khi giáo dục con, nếu làm đúng tương lai con rực rỡ

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nên việc giáo dục con cái của mỗi gia đình sẽ hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng, bố mẹ nên áp dụng 3 nguyên tắc này khi dạy con để trẻ có một tương lai tươi sáng.

TIN MỚI NHẤT