Tình trạng ít sữa hoặc không có sữa cho bé bú sau khi sinh là vấn đề thường gặp của các mẹ. Vậy mẹ không có sữa phải làm sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Giải đáp thắc mắc của mẹ: Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có tự hết không?
- Hướng dẫn cách làm bột ngũ cốc lợi sữa đơn giản ngay tại nhà
Nội dung bài viết
Mẹ không có sữa phải làm sao là một trong những nỗi lo lắng của các mẹ sau sinh. Thông thường, các trường hợp ít sữa hoặc không có sữa là do nhiều nguyên nhân từ chế độ ăn uống và sinh hoạt của các mẹ. Vậy nguyên nhân cụ thể là gì? Và mẹ phải làm gì khi mới sinh chưa có sữa? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết nỗi lo này.
Nguyên nhân mẹ không có sữa là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp khiến các mẹ không có sữa sau sinh hoặc lượng sữa tiết ra ít:
Tâm lý căng thẳng
Các bác sĩ chuyên gia cho rằng, thường xuyên lo lắng và căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh như bệnh tim, trầm cảm và khiến quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Bên cạnh đó, việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình tuyến yên tiết ra hóc môn prolactin. Vì vậy, ngoài việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì các mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và khiến cơ thể mẹ khó tiết ra sữa.
Mất cân bằng nội tiết tố
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ hoạt động không hiệu quả sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa mẹ tiết ra ít hoặc thậm chí là không có sữa.
Hormone estrogen và progesterone là hai thành phần quan trọng có liên quan đến sự phát triển tuyến vú và khả năng sinh sản của phụ nữ. Việc thiếu các hormone này do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp sẽ gây cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.
Do cơ địa của mẹ
Đa phần các mẹ đều có đủ sữa cho con bú, tuy nhiên vẫn có khoảng 5% phụ nữ không đủ sữa hoặc không có sữa cho con bú. Với những trường hợp có thể do cơ địa của người mẹ và cách để khắc phục là mẹ nên bổ sung thêm sữa công thức cho con.
Một số nguyên nhân dẫn tới thiếu sữa hoặc không có sữa do cơ địa của mẹ đó là:
- Mẹ từng phẫu thuật vú, đặc biệt nếu thủ thuật này được thực hiện qua những đường rạch quanh quầng vú.
- Các mẹ từng sinh thiết cắt bỏ khối u ở vú, phẫu thuật thu nhỏ vú và một số trường hợp khác liên quan đến quá trình phẫu thuật nâng ngực.
- Bầu vú phát triển không đáng kể hoặc không phát triển trong thời gian mang thai.
Mẹ không có sữa phải làm sao?
Nghỉ ngơi đầy đủ
Các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Tránh tình trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi và lo lắng… sẽ giúp tinh thần thoải thái và vui vẻ, từ đó sẽ giúp quá trình tiết sữa diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, các mẹ nên ngủ đủ giấc và cho con bú đêm nhiều hơn để giúp kích thích tăng hormone Prolactin.
Uống đủ nước
Các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ nên cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp kích thích quá trình tiết sữa mẹ. Các mẹ cũng có thể uống sữa hoặc nước ép trái cây đều rất tốt, giúp cơ thể tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.
Cho bé bú đúng cách
Cho con bú đúng cách là cho bé ngậm đúng khớp bú và ngậm hết quầng thâm núm vú. Mẹ lưu ý khi cho con bú nên âu yếm và cưng nựng con nhiều hơn. Hành động này vừa tạo cảm giác gần gũi vừa kích thích phản xạ xuống sữa rõ rệt, giúp sữa về nhanh và nhiều hơn.
Giữ tinh thần thoải mái
Khi gặp phải tình trạng trầm cảm hoặc căng thẳng sẽ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, khiến lượng sữa tiết ra ít và dần dần mất sữa hoàn toàn. Vì vậy, mẹ cần phải giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ để có sữa về nhiều cho con bú.
Nếu cảm thấy căng thẳng, mẹ có thể chia sẻ với chồng hoặc người thân, không nên có nhiều suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng sức khỏe.
Massage ngực
Khi massage bầu ngực, sẽ giúp kích thích tuyến sữa sản sinh lượng sữa nhiều hơn và giải phóng các hormone Estrogen trong khoang chứa dưới bầu ngực. Các mẹ nên massage ngực mỗi ngày 5-10 phút hoặc lâu hơn để giúp cơ thể thư giãn và kích thích tiết sữa nhiều hơn cho bé bú.
Ngoài ra, khi cho con bú các mẹ không nên dùng tinh dầu hoặc kem dưỡng có mùi nồng, sẽ dễ át mùi hương tự nhiên ở ngực khiến bé bỏ bú do không ngửi được mùi sữa.
Hy vọng qua một số thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các chị em giải quyết được nỗi lo mẹ không có sữa phải làm sao và có phương pháp khắc phục để nguồn sữa dồi dào và dinh dưỡng cho bé.