Lúc nào cũng đón con muộn nhất lớp, mẹ hối hận khi nghe lời thủ thỉ từ bé: Trẻ được đón sớm và muộn, tương lai cũng sẽ khác biệt

Nuôi dạy con 03/04/2022 09:08

Việc đón con muộn nhất lớp sẽ khiến tâm lý của bé bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khi con bước vào độ tuổi 3, 4, các bé sẽ bắt đầu được làm quen với trường mẫu giáo, nơi con sẽ được gặp gỡ cô giáo, bạn bè và khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Thế nhưng, vì vẫn chỉ là một đứa trẻ nên việc xa bố mẹ suốt một ngày dài ít nhiều khiến trẻ buồn rầu, lúc nào cũng mong chờ được trở về nhà. 

Thời gian ở trường dài gấp nhiều lần thời gian bé được ở nhà với bố mẹ, có lẽ chính vì thế mà con luôn khao khát được bố mẹ yêu thương, việc đón bé sớm hay muộn cũng là chuyện khiến bé phải trăn trở. Ở nhiều gia đình, do hoàn cảnh đặc biệt như công việc bận rộn, nhà không có người đưa đón... một số phụ huynh đành phải để con ở lại lớp đến tối muộn mới đón được. 

Dễ hiểu được cảm xúc của bé lúc này vì khi các bạn đã về hết, trong lớp chỉ còn mình ở lại cuối cùng, các bé sẽ mong ngóng bố mẹ tới nhường nào. Dẫu biết rằng công việc cũng quan trọng nhưng người lớn nên sắp xếp để đón con sớm nhất có thể, đừng để bé luôn là người ở lại cuối cùng như câu chuyện dưới đây. 

Lúc nào cũng đón con muộn nhất lớp, mẹ hối hận khi nghe lời thủ thỉ từ bé: Trẻ được đón sớm và muộn, tương lai cũng sẽ khác biệt  - Ảnh 1.
Trẻ sẽ rất nhớ ba mẹ sau một ngày dài ở trường. Ảnh: Internet.

Một mẹ bỉm Hà Nội tên Ngọc Anh làm ngân hàng nên giờ tan làm là 18h. Trước giờ này, cô khó có thể ra về vì công việc quá bề bộn, ngổn ngang. Thế nhưng giờ đón trẻ ở trường mẫu giáo lại từ 17h-17h30, chính vì thế mà cô bé Dâu, con gái chị Ngọc Anh luôn phải ở lại tới 18h20 mới được đón về. 

Ngày nào cũng lặp lại như vậy, cho tới một hôm Dâu thủ thỉ với mẹ: ''Mẹ có biết là con đã rất nhớ mẹ không, con mong một lần được là người đón sớm nhất lớp để có thể tự hào với các bạn. Bạn nào ra về cũng chào tạm biệt con, cô giáo cũng dỗ dành con nhưng con không thấy vui. Con biết mẹ bận nên mẹ chỉ cần đón con sớm 1 hôm thôi có được không''.

Lời thủ thỉ từ con gái khiến chị Ngọc Anh ăn năn, day dứt và ôm con vào lòng rồi khóc nức nở. Hoá ra bấy lâu nay chị mải mê công việc mà quên đi cảm xúc của con. Con mới chỉ là cô bé nhỏ 5 tuổi, và ước mơ của con cũng quá đỗi giản dị. Và thế là hôm sau, chị Ngọc Anh đón con sớm hơn thường lệ. Mắt bé Dâu sáng như sao, hào hứng hồ hởi vô cùng, còn không quên khoe cô và các bạn là mình được đón sớm. 

Thế nhưng, không chỉ một ngày mà từ đó trở về sau, ngày nào chị Ngọc Anh cũng đón con gái thật sớm. Hai mẹ con dành thời gian ở bên nhau, cùng đi siêu thị, nấu ăn, giặt giũ, cơm nước và trò chuyện. Dù có lúc thực sự rất mệt nhưng chỉ cần nhìn thấy con vui và hạnh phúc là mọi mệt mỏi của bà mẹ trẻ dường như đều tan biến. 

Khác biệt trong tương lai giữa trẻ được đón sớm và đón muộn

Trên thực tế, theo một khảo sát cách đây vài năm, những đứa trẻ bị đón muộn thường rụt rè và thiếu tự tin hơn so với những trẻ được bố mẹ đón đúng giờ. Tính cách này có thể sẽ không bộc lộ ngay, nhưng sau nhiều năm, nó sẽ dần hiện hữu trong trẻ. Bởi mẫu giáo và tiểu học là hai môi trường tiếp theo sau gia đình mà trẻ được tiếp xúc trong quãng thời gian dài, khi ấy, trẻ con cũng chưa có nhiều suy nghĩ cho ba mẹ mà chỉ nêu lên cảm xúc của mình.

Trẻ em càng nhỏ, càng bị phụ thuộc và ba mẹ. Chúng chỉ xem ba mẹ là gương mặt thân quen nhất trong độ tuổi này. Vì vậy, điều đầu tiên khiến trẻ xem việc đón đúng giờ quan trọng là vì sau một ngày học, không được gặp gương mặt quen thuộc, các con đã bắt đầu nhớ ba mẹ. Vì vậy, việc ba mẹ đến đón con muộn, trường học thưa dần, trẻ ở lại một mình sẽ khiến trẻ thiếu đi cảm giác an toàn.

Trẻ nhỏ mẫn cảm hơn người lớn tưởng rất nhiều. Thực tế, đến độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, nhiều đứa trẻ vẫn không muốn đi học và ở nhà với ba mẹ.

Lúc nào cũng đón con muộn nhất lớp, mẹ hối hận khi nghe lời thủ thỉ từ bé: Trẻ được đón sớm và muộn, tương lai cũng sẽ khác biệt - Ảnh 2
 Cha mẹ nên sắp xếp thời gian để đón con sớm. Ảnh: Internet.

Nhiều bậc phụ huynh sẽ an ủi con mình và nói với chúng rằng: ''Con cứ đi học đi, ba mẹ sẽ đến đón con sớm!''. Từ đó, chúng luôn hi vọng ba mẹ sẽ giữ lời hứa với mình. Hơn thế, nếu ba mẹ liên tục thất hứa và không xem trọng lời hứa với trẻ, trong mắt con lúc này, lời hứa là cái không cần thiết phải làm và sẽ ảnh hưởng đến hành động sau này của con.

Cuối cùng, khi thấy bạn bè được ba mẹ đón và ra về trước, trẻ sẽ dễ so sánh vì sao các bạn được ba mẹ đón sớm, còn ba mẹ thì không. Lúc này sự nhạy cảm dễ hướng trẻ suy nghĩ ba mẹ không còn thương mình nữa.

Với tư cách là ba mẹ, ai cũng muốn con mình được lớn lên tự tin và mạnh mẽ. Vì vậy, dù bận rộn, hãy cố gắng đón con đúng giờ hoặc thông báo với trẻ về việc đón trễ và xem phản ứng của chúng. Tốt nhất, dù đón sớm hay muộn, hãy xem xét tính cách, thái độ của chúng và sắp xếp phù hợp với thời gian của hai vợ chồng.

Cho trẻ uống sữa công thức hoặc ăn thức ăn đặc vào ban đêm có thực sự giúp trẻ ngủ ngon hơn không?

Ý kiến ​​cho rằng thức ăn đặc sẽ giúp con bạn ngủ ngon là câu chuyện của các bà vợ xưa đã bị các nghiên cứu y tế bác bỏ. Cho trẻ ăn thức ăn đặc hoặc sữa công thức để cố gắng làm cho trẻ ngủ lâu hơn không phải là một ý kiến ​​hay vì một số lý do đã được các bác sĩ liệt kê trong bài viết này.

TIN MỚI NHẤT