Giáo dục con giống như trồng cây, cần phải yêu thương và chăm sóc (tưới nước và bón phân) nhưng khi hành vi lệch lạc, cần phải sửa chữa và trừng phạt (tỉa cỏ).
- Người đứng đầu trường Đại học danh tiếng nói: Cha mẹ nhất định phải cho con gắn bó với 2 NƠI này, vì 1 tương lai nổi trội hơn bạn bè
- Con lười học, thay vì đánh mắng hãy đưa đến 4 nơi này
Ở Portland, Oregon, Mỹ, có hai vợ chồng một vị mục sư. Họ có một đứa con trai thường xuyên mang lại cho họ nhiều rắc rối.
Không những thế, người con trai này còn bỏ nhà ra đi và bặt vô âm tín suốt 3 năm trời.
Mục sư sau đó đã tìm một người tư vấn và nói cho anh ta biết nỗi đau trong lòng.
Nhà tư vấn nhìn ông rồi nói: “Ông đã mắng chửi con trai mình bao lâu rồi?”
Mục sư ngạc nhiên, ông nói: “Ý ông là gì khi nói tôi đang nguyền rủa con trai tôi?”
Nhà tư vấn trả lời: “Cái gọi là nguyền rủa có nghĩa là nói về cái sai của người khác. Tất cả những cái vừa rồi ông nói với tôi đều là nói về cái sai của con trai ông. Ông đã nguyền rủa con trai ông như vậy bao lâu rồi?”
Mục sư cúi đầu nói: “Đúng vậy, từ khi nó sinh ra cho tới bây giờ tôi đều nguyền rủa nó. Tôi chưa từng khen ngợi nó một câu nào”.
Nhà tư vấn nói: “Kết quả là không có hiệu quả đúng không?”
Mục sư đáp: “Đúng vậy!”
Vì vậy, người tư vấn nói: "Tôi sẽ thử thách vợ chồng bạn, trong hai tháng tới, khi nghĩ đến người con trai này, hãy chúc phúc cho nó, thay vì nghĩ đến những điểm không tốt của thằng bé. Tôi muốn hai vợ chồng cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho con. Khi nhắc về con sẽ đều là những lời lẽ tốt đẹp”.
Vị mục sư về nhà và nói lại với vợ những điều này. Cả hai đã đồng ý với nhà tư vấn và sẽ cùng nhau làm như vậy mỗi ngày. Khoảng mười ngày sau, mục sư đang nghiên cứu trong phòng làm việc thì điện thoại reo, không ai khác chính là người con trai.
Cậu con trai nói: “Cha ơi, con không rõ tại sao lại gọi cho cha. Con chỉ muốn nói với cha rằng, khoảng 1 tuần trước, con liên tục nghĩ về mẹ, về những người thân của chúng ta. Cho nên con chỉ muốn gọi điện cho cha để xem mọi người có ổn không”.
“Con trai! Cha thực sự vui mừng vì con đã gọi”, người cha nói.
Họ trò chuyện qua điện trong vài phút, và sau đó người cha hỏi: “Cha không biết con đang nghĩ gì, nhưng con có muốn ăn trưa cùng cha vào thứ Bảy không?” Người con trai vui vẻ đồng ý.
Hai cha con gặp nhau vào giờ ăn trưa cuối tuần. Người con trai ăn mặc rất tồi tàn và để tóc dài, bù xù.
Nếu là trước đây thì người cha chắc chắn sẽ trách mắng rất nghiêm khắc. Nhưng lần này, người cha đối diện với con trai mình với thái độ chấp nhận và chúc phúc trong lòng. Sau khi hỏi con trai một câu, ông lắng nghe câu trả lời của con. Khi người con trai nói điều gì đúng, ông cũng khẳng định điều đó.
Đến cuối bữa ăn, cậu con trai nhìn cha và nói: “Cha ơi! Con không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng con rất thích thời gian ở bên cha”.
Người cha đáp: “Con trai, cha cũng rất vui khi ở cùng con”.
Người con nói: “À, cha ơi, con muốn ở nhà tối nay, được không ạ? Chỉ là tối nay thôi, con muốn gặp mẹ và người thân, và cả chiếc giường cũ của con”. Người cha nói: “Đương nhiên là được rồi! Chúng ta rất vui nếu con ở cùng với chúng ta”.
Cả ngày hôm đó, người cha bàng hoàng nhận ra rằng, khi ông không còn chửi mắng con trai mình nữa, thay vào đó là những lời chúc phúc, tình huống đã thay đổi hoàn toàn.
Đêm đó, khi người con trai đang nằm trên giường, người cha đến phòng con ngồi xuống và nói: “Con ơi, bao năm qua cha đã đối xử với con rất tệ, con có tha thứ cho cha không?”
Cậu con trai nói: “Cha ơi, tất nhiên là con tha thứ cho cha rồi!” Sau đó cậu ôm lấy cha mình, và mối quan hệ của họ bắt đầu được hòa giải.
Nhưng sự hòa giải này thực sự bắt đầu từ khi nào? Nó bắt đầu khi cha mẹ bắt đầu chúc phúc cho con trai của họ.
Mọi người khi nhìn núi xa sẽ cảm thấy núi rất đẹp, nhưng khi đã vào trong núi sẽ bắt đầu nghĩ đường núi cong, có nhiều cỏ dại, đường không bằng phẳng.
Quan hệ giữa người với người cũng vậy, càng thân thiết càng dễ thấy khuyết điểm, càng dễ bỏ qua ưu điểm. Người nhà là người thân nhất, vì vậy thường xuyên bỏ quên ưu điểm của nhau, trong khi những lời phàn nàn thì cứ treo ngay cửa miệng.
Yêu gia đình bắt đầu từ việc học cách trân trọng người đó. Nếu bạn biết trân trọng thì đối phương sẽ cảm thấy lời khuyên của bạn là tốt cho họ. Nếu bạn chỉ chỉ trích họ một cách mù quáng thì dù lời khuyên tốt nhất cũng sẽ khơi dậy tính phòng thủ và nổi loạn của bên kia.
Ngoài ra, không có một phương pháp giáo dục nào là toàn năng, có người dùng tình thương để tác động những đứa trẻ ngỗ nghịch đi vào con đường đúng đắn, cũng có người dùng tình thương để chiều chuộng con cái đến mức phi pháp.
Giáo dục cũng giống như trồng cây trong chậu, thông thường cần phải yêu thương và chăm sóc (tưới nước và bón phân), nhưng khi hành vi lệch lạc, cần phải sửa chữa và trừng phạt (tỉa cỏ). Nếu chỉ trích quá gay gắt (tỉa cành quá đà) thì đối phương cũng sẽ phản ứng kịch liệt và rời bỏ đi (cái cây khô héo mà chết).
Lời chúc phúc mang theo năng lượng tích cực, gạt bỏ đi những hiềm khích, nó có thể hàn gắn những vết thương khó lành.