Kết quả của một nghiên cứu thử nghiệm gần đây được công bố trên tạp chí Tâm lý học Phát triển Hoa Kỳ cho thấy rằng không chỉ những gì chúng ta nói, mà cả cách chúng thể hiện nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển các đặc điểm cảm xúc của một đứa trẻ bắt đầu từ khi còn rất nhỏ.
- Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên bắt đầu ăn dặm?
- 5 tác hại khi cho trẻ sử dụng điện thoại! Là bậc cha mẹ cần biết cách điều chỉnh giúp trẻ phát triển
Chúng ta đã từng nghĩ rằng cách một người có tính cách, tính khí ra sao được xác định về mặt di truyền nhưng nghiên cứu của tạp chí Tâm lý học Phát triển Hoa kỳ chỉ ra rằng môi trường cũng đóng một vai trò lớn.
Thí nghiệm bao gồm một nhà nghiên cứu dạy trẻ em (15 tháng tuổi) cách chơi với đồ chơi trong khi đứa trẻ ngồi trong lòng cha mẹ. Một nhà nghiên cứu khác ngồi gần đó ("đóng vai trò Người tạo cảm xúc") và sẽ phản ứng bằng sự tức giận (nói với giọng nghiêm khắc) hoặc phản ứng bình thường nói chuyện bình tĩnh trong khi trẻ xem biểu cảm của họ. Sau đó, họ cho bọn trẻ chơi với đồ chơi. Những đứa trẻ nghe thấy phản ứng giận dữ ít có khả năng chơi với đồ chơi hơn những đứa trẻ nghe thấy phản ứng trung tính. Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với các bậc cha mẹ?
Đầu tiên, nó cho thấy rằng những gì chúng ta nói và cách chúng ta thể hiện nó không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ hiện tại mà còn ảnh hưởng đến cách chúng phản ứng với các tình huống tương tự trong tương lai. Từ những gì chúng ta biết về sự phát triển của não bộ, rất có thể việc tiếp tục tiếp xúc với loại kích thích này, đặc biệt nếu nó xảy ra trong các loại hoàn cảnh khác nhau sẽ dần dần biến tướng thành một phong cách phản ứng lâu dài hơn đối với những điều mới lạ mà con gặp phải.
Khi một kiểu phản ứng được khái quát hóa như vậy, rất có thể nó chỉ ra rằng não bộ của trẻ bây giờ đã được kết nối để trẻ trở nên do dự và sợ hãi hơn về những thứ khác nhau mà chúng tiếp xúc trong môi trường của chúng.
Cha mẹ có thể sử dụng thông tin này một cách tích cực. Bằng cách sử dụng giọng điệu tích cực và những câu nói tích cực trong khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ quan sát và trải nghiệm các tình huống khác nhau, chúng sẽ giúp trẻ phản ứng tích cực.
Một nỗi sợ hãi chính mà trẻ em thường mắc phải là sợ bóng tối. Khi các con còn nhỏ, không ít lần vài bậc cha mẹ thường bế chúng qua phòng tối và đôi lúc không để ý con sẽ sợ. Những tình huống khác, ba mẹ sẽ nói nghiêm khắc như "không an toàn đâu" nếu ba mẹ thấy con làm điều gì đó có thể gây hại và nếu cần ba mẹ sẽ loại bỏ đồ vật gây hại đó. Phụ huynh nên nhận thức được những gì bạn nói và cách bạn diễn đạt điều đó, vì như vậy bạn sẽ khuyến khích trẻ khám phá và tương tác với môi trường xung quanh chúng, đặc biệt là với những điều mới để chúng cảm thấy an toàn khi làm điều gì đó.
Khi bạn thấy con làm những điều phù hợp, bạn có thể sử dụng những câu nói tích cực và động viên với giọng điệu rằng điều đó cũng đáng khích lệ. Làm như vậy sẽ khuyến khích con bạn thử những điều mới và học các kỹ năng mới. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là chìa khóa để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của cha mẹ, bao gồm hình thành mối liên kết chặt chẽ, hiểu quan điểm của con bạn, đưa ra các giới hạn thích hợp và hướng dẫn cũng như dạy chúng các kỹ năng, kiến thức và giá trị.
Ba mẹ cần bắt đầu lưu tâm về cách bạn giao tiếp với con mình và điều đó ảnh hưởng đến chúng như thế nào. Sửa đổi phong cách giao tiếp của bạn dựa trên những gì bạn biết được và bắt đầu lọc thông tin cũng như thực sự hình thành cấu trúc những gì bạn sẽ nói và cách nói trước khi bắt đầu diễn đạt với con trẻ. Những sửa đổi này sẽ "vẽ lại" phong cách nuôi dạy con cái của bạn và bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ bắt đầu phản ứng với con mình một cách tự nhiên theo phong cách rất tích cực và hiệu quả.
Theo Child Development info