Một thói quen nhỏ của cha mẹ tưởng "vô thưởng vô phạt" nhưng thực ra lại tác động đến khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ.
- Vitamin K cho trẻ sơ sinh là gì mà hầu hết bác sĩ đều lưu ý cho mẹ bầu trước ngày dự sinh?
- Chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng này cho não của bé sơ sinh mà ba mẹ nên chú ý
Xe đẩy cho bé hiện nay là một vật dụng quen thuộc của các gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc quá lạm dụng xe đẩy đối với các bé từ 0 đến 2 tuổi đôi khi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ mà không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ.
Giai đoạn phát triển của trẻ từ sau khi chào đời đến khi bập bẹ biết nói, biết đi là giai đoạn quan trọng để kích thích mọi giác quan, tư duy về thế giới cho trẻ. Khi con lớn lên từng ngày, môi trường quen thuộc ở nhà không còn gây hứng thú với trẻ nữa, được đưa ra ngoài chơi mới chính là niềm mong đợi lớn nhất.
Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về độ tuổi, cân nặng, thời tiết... mà cách thức đưa trẻ ra ngoài chơi của mỗi bậc phụ huynh là khác nhau. Đối với những trẻ còn nhỏ, một số phụ huynh có thể lựa chọn cách bế con ra ngoài dạo chơi vào những ngày thời tiết mát mẻ dễ chịu.
Tuy nhiên thói quen này ngày càng ít dần khi mà xe đẩy cho bé dần trở nên phổ biến. Xe đẩy gần như có thể tối ưu được hết các khó khăn về độ tuổi, cân nặng, thời tiết... giúp cho việc đưa trẻ ra ngoài chơi của của bậc phụ huynh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Dùng xe đẩy ảnh hưởng đến con như thế nào?
Một số đưa ra quan điểm lạm dụng xe đẩy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Gia đình chị Lưu đang sống trong một căn hộ cho thuê ở tầng 5 và không có thang máy. Chị chia sẻ vào giai đoạn đầu khi con còn nhỏ chị không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ dùng xe đẩy. Vì con còn nhỏ nên mỗi khi đưa bé ra ngoài dạo chơi chị và chồng đều chọn cách bế con đi thang bộ xuống. Đến khi con được khoảng 10 tháng, bé nặng gần 10kg, chị quyết định mua 1 chiếc đai địu em bé để có thể đưa bé ra ngoài dễ dàng hơn.
Đến khi trọng lượng của con lớn hơn nữa, chị Lưu và chồng quyết định mua một chiếc xe đẩy. Chị chia sẻ ngoài việc phải lên xuống cầu thang thì việc sử dụng xe đẩy giúp chị đưa con ra ngoài chơi dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhưng cũng vì sử dụng xe đẩy nên chị đã phát hiện ra một vấn đề: Phản ứng của con khi được ở trong vòng tay của mẹ và khi ngồi trong xe đẩy có sự khác biệt rõ rệt.
Chị Lưu chia sẻ mỗi khi chị bế con ra ngoài chơi, con sẽ rất hoạt náo, không ngừng thắc mắc với mẹ về mọi thứ xung quanh. Ngược lại khi chị dùng xe đẩy đưa con ra ngoài chơi, bé thường im lặng, hầu như không nói chuyện.
Ngồi lại so sánh chị Lưu nhận thấy khả năng ngôn ngữ của con mình có vẻ tốt hơn các bạn cùng độ tuổi. Cuối cùng chị kết luận, con của mình có thể hoạt ngôn như vậy là do chị chọn lựa việc đưa bé ra ngoài theo cách riêng của mình, không quá phụ thuộc vào xe đẩy.
Điểm khác biệt giữa việc bế và để trẻ ngồi xe đẩy khi ra ngoài chơi là gì?
Ở góc độ của cha mẹ, việc bế con ra ngoài sẽ mệt hơn so với việc sử dụng xe đẩy, nhất là vào mùa hè nóng nực. Thay vào đó, việc sử dụng xe đẩy khi đi ra ngoài có thể giúp bố mẹ dễ dàng hơn và đỡ tốn sức hơn.
Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ được bế sẽ cảm thấy an toàn hơn đứa trẻ được đẩy trong xe đẩy. Các con sẽ có thể cảm nhận được niềm vui khi được ra ngoài đồng thời kích thích ham muốn khám phá. Theo thời gian, những khác biệt tưởng chừng như rất nhỏ này sẽ tác động lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Lợi ích của việc để con trong vòng tay của bố mẹ khi đi chơi
Sau khi chào đời, trẻ rất tò mò về những thứ xung quanh đặc biệt là những đồ vật sặc sỡ và sinh động có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé là môi trường.
Theo khảo sát thì những đồ vật, hình ảnh có thể kích thích trí nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ. Quá trình nghe - bắt chước - ghi nhớ - diễn đạt được đẩy mạnh khi trẻ hứng thú với những thứ mới lạ xung quanh. Đưa trẻ ra ngoài chơi để trẻ thấy được nhiều điều mới lạ là điểm vàng giúp trẻ phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ.
Có thể tưởng tượng rằng khi bạn đưa trẻ ra ngoài, bé tò mò nhìn vào những thứ trước mặt, bố mẹ bế bé sẽ phát hiện ra sự tò mò của bé nhanh hơn, bạn có thể nói với bé về điều này nhanh hơn. Điều đó không chỉ làm nhu cầu của trẻ được đáp ứng nhanh chóng mà còn cho phép em bé lưu trữ thông tin về mọi thứ trong não, bao gồm cả hình ảnh và lời nói.
Theo thời gian, trẻ càng nghe nhiều thì não bộ của trẻ càng có thể lưu trữ nhiều hơn dần dần trẻ có thể diễn đạt tốt hơn với các thông tin đã được lưu trữ trong não. Ngược lại, đối với việc trẻ ngồi trong xe đẩy, do môi trường ồn ào bên ngoài, trẻ không thể nghe rõ lời giới thiệu của bố mẹ về những điều mới lạ. Bố mẹ đi sau trẻ cũng không thể phát hiện rõ nhu cầu, không thể kịp thời giải thích những thắc mắc của trẻ.
Tất nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng ngôn ngữ của bé cần được thiết lập trên cơ sở từ hai phía. Cha mẹ và trẻ cần có sự tương tác lẫn nhau nếu một trong hai bên hờ hững thì chắc chắn hiệu quả của việc đưa trẻ ra ngoài chơi cũng không thể đạt được tối đa.
Theo 163