Ăn rau xanh rất tốt nhưng có 4 loại rau dưới đây mẹ bầu nên tránh xa nếu không muốn gây hại cho cơ thể, thậm chí là sinh non, sảy thai.
- Vợ bầu 7 tháng bụng to như sắp đẻ nhưng khi đến bệnh viện khám thì vợ chồng sợ tái mặt
- Mẹ bầu 3 tháng đầu nên thường xuyên bổ sung những loại hạt này, vừa tốt cho mẹ lại hỗ trợ thai nhi phát triển thông minh
Giai đoạn mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm của chị em phụ nữ, không chỉ có nhiều thay đổi về sinh lý mà vấn đề dinh dưỡng cũng khá phức tạp. Không những vậy, có những loại rau mà chị em không nên ăn hoặc hạn chế tối đa vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.
Rau ngót
Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, … đồng thời có chứa vitamin K – một loại vitamin hiếm có trong thực vật. Tuy nhiên, trong rau ngọt lại có chứa papaverin, một chất gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 khuyến cáo: Không dùng papaverin cho phụ nữ có thai.
Rau răm
Rau răm thường được ăn kèm trong nhiều món ăn Việt. Tác dụng của rau răm khi ăn sống có thể kể đến như ấm bụng, tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên nếu đang mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu mẹ tuyệt đối không được ăn rau răm. Vì khi ăn loại rau này dễ khiến mẹ bầu bị mất máu và gây ra tình trạng co bóp tử cung liên tục. Chính điều này dễ dẫn đến việc sảy thai hay sinh non.
Cải bó xôi
Cải bó xôi là một trong những loại rau đại kỵ không dành cho bà bầu. Bởi cải bó xôi có chứa axit oxalic khiến làm giảm khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể khi ăn. Trong khi cơ thể mẹ bầu vốn rất cần bổ sung chất sắt để tăng cường lưu thông máu. Chính vì điều này, tốt nhất các mẹ bầu không nên ăn cải bó xôi.
Rau ngải cứu
Rau ngải cứu được biết đến như một loại thảo dược có tác dụng lưu thông máu, dịu thần kinh, giảm đau bụng. Ngải cứu còn được bác sĩ sử dụng với tác dụng an thai trong các trường hợp động thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, chúng lại không tốt chút nào nếu bà bầu ăn quá nhiều trong những tháng đầu thai kỳ. Bởi khi ăn nhiều ngải cứu dễ dẫn đến tình trạng ra máu, cổ tử cung co bóp nhiều và dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Dưới đây là một số loại rau mà mẹ bầu nên ăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình:
- Khoai lang: Giúp cung cấp các loại vitamin A, B và C vô cùng dồi dào
- Ớt chuông: Chứa nhiều chất xơ và vitamin
- Củ dền: Cung cấp một lượng lớn vitamin và chất xơ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
- Đậu xanh: Rất giàu vitamin C và K, cũng như chất xơ
- Bông cải xanh : Cung cấp một lượng lớn vitamin C, K và folate. Nó cũng rất hữu ích trong việc làm giảm tình trạng táo bón.
- Rau lá xanh đậm: Có nhiều chất xơ, folate và carotenoid
- Ngò tây: Cung cấp nhiều vitamin E, protein và riboflavin
- Cà chua: Giàu vitamin C, K và biotin.
Mỗi ngày, bạn nên ăn từ 2,5 – 3 cốc (khoảng 500 gram) rau dưới dạng ăn sống hoặc nấu chín. Thực tế, rau là một nguồn cung cấp năng lượng vô cùng dồi dào, nó cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài việc ăn uống lành mạnh, phụ nữ mang thai cũng nên thường xuyên tập thể dục và chú ý giờ giấc nghỉ ngơi của mình.