Gia đình hiện đại thường có ít con chính vì vậy các bậc phụ huynh muốn dành cho con mọi điều kiện tốt nhất nhưng lại vô tình khiến con mình có thói quen ỷ lại, không biết tự lập.
- 8 nguyên tắc phòng thân cho trẻ để tránh bị bắt cóc, cha mẹ nhất định phải dạy con
- 5 hành vi xấu của trẻ cha mẹ cần chấn chỉnh ngay
Bạn Nguyễn Dung (20 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ rằng cậu em trai của mình được bố mẹ cưng chiều đến nỗi không cần phải làm gì hết. Bây giờ em trai đang học lớp 12 nên Dung muốn tìm cách để tập cho em tính tự lập về sau.
Bố mẹ Dung không hiểu rằng con trai đã lớn mà cứ xem như trẻ con. Dung tỏ ra lo lắng sau này khi đi học xa nhà nó sẽ tự xoay xở như thế nào. Dung đang tìm cách để giải thích cho bố mẹ mình hiểu điều đó và muốn giúp em trai mình biết tự lập trong cuộc sống.
Thực tế trong xã hội ngày nay, các bạn trẻ dường như được bố mẹ bao bọc nhiều hơn, chú trọng vào nhiệm vụ học tập mà ít quan tâm đến việc tự rèn luyện khả năng phục vụ bản thân.Vì vậy, có một bộ phận các bạn trẻ thiếu kỹ năng tự lập và gặp rất nhiều khó khăn khi phải ra ngoài cuộc sống một mình.
Ảnh minh họa
Không chỉ riêng bố mẹ Nguyễn Dung mà trong mắt nhiều phụ huynh, con cái họ dù 18 – 20 tuổi cũng không lớn hơn lứa tuổi mẫu giáo là mấy, do đó, họ tự quyết định thay con cái mình. Có thể thông cảm với các bậc cha mẹ rằng, họ lo lắng nếu được tự do quá sớm, con có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Tuy nhiên, con cần phải khám phá, mắc sai lầm và có những trải nghiệm mới mẻ, từ đó mới học được những bài học cuộc sống và tự mình giải quyết các vấn đề.
Theo nhiều chuyên gia, từ 12 – 18 tuổi là độ tuổi mà trẻ có nhiều thay đổi nhất cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn. Ở độ tuổi này, bố mẹ nên dạy cho trẻ nếp sống tự lập bởi vì dù bạn có cố gắng bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, do đó bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay từ lúc này để con có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc.
Với những trường hợp như trên, hình thành tính tự lập cho con là điều cần thiết trong giai đoạn này. Nhưng để có thể hình thành tính tự lập cho em của mình cũng như các bạn ở lứa tuổi vị thành niên nói chung là rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Điều trước tiên, phải thuyết phục được cha mẹ đồng tình với quan điểm trong việc hình thành tính tự lập cho con.
Ảnh minh họa
Với lứa tuổi “không còn trẻ con nhưng chưa thành người lớn” cả gia đình cần thống nhất với nhau trong việc rèn tính tự lập cho con em, không để người “đánh trống xuôi kèn thổi ngược” sẽ gây khó khăn trong việc giáo dục. Việc rèn luyện tính tự lập cho đối tượng cũng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như tự phục vụ nhu cầu của bản thân: ăn, uống, đi lại… Có thể lúc đầu chúng chưa quen mọi người nhìn sẽ thấy việc làm của chúng là “chướng mắt” nhưng không được làm hộ mà chỉ bảo hướng dẫn cho các em thực hiện. Sau vài lần thất bại chúng sẽ thực hiện được những việc đơn giản.
Gia đình phải lên danh sách công việc cần thực hiện trong một ngày, trong một tuần để con mình thực hiện và mọi người cùng giám sát công việc đã thực hiện được chưa. Cho chúng tham gia vào các công việc chung của gia đình, tạo ra môi trường để cho chúng thực hiện công việc dù là đơn giản nhất. Trong quá trình khi chúng thực hiện được mọi người động viên, khích lệ để các em tự tin hơn trong khi thực hiện.
Quá trình hình thành tính tự lập đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, không phải ngày một ngày hai mà thành. Vì vậy, gia đình phải thật kiên trì mới mong gặt hái được thành công ở các con. Vì đến độ tuổi này là khá muộn, việc hình thành tính tự lập thường diễn ra ngay từ nhỏ để hình thành thói quen tốt ngay từ bé.
Hơn nữa, việc được cưng chiều quá nên giai đoạn đầu sẽ gặp phải rất khó khăn, “đối tượng” sẽ không chấp nhận ngay việc mình cần phải làm. Cha mẹ cần khéo léo động viên con của mình để giúp các em thành công trong việc tự lập.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần cho con học chăm chỉ là đủ, không để con làm việc khác, quan niệm này rất sai lầm. Chỉ khi trẻ học cách tự chăm sóc bản thân và biết tự làm thì trẻ sẽ có ý thức hơn trong học tập, vì việc học cũng là việc của chính trẻ, nếu trẻ không chủ động tự học thì sẽ vô ích thì việc lo lắng của bố mẹ cũng trở nên vô ích.
Hơn nữa, trau dồi tính tự lập là để trẻ tự chịu trách nhiệm và gánh chịu hậu quả của mọi việc mình làm. Ví dụ, nếu trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên quy trách nhiệm cho trẻ, hoặc để trẻ trốn tránh với lý do còn nhỏ, và để trẻ cảm nhận được kết quả của hành vi sai trái.
Bằng cách này, ấn tượng của đứa trẻ sẽ sâu sắc hơn, đồng thời cũng sẽ gây kinh ngạc và sẽ biết những gì nên làm và không nên làm trong tương lai và trở thành một người có trách nhiệm.