Người có lòng tự trọng luôn cố gắng nỗ lực tự mình gây dựng mọi thứ. Phải đến khi cùng cực lắm họ mới mở lời nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Mà một khi đã nhận được sự giúp đỡ, thì dù là những giúp đỡ nho nhỏ, họ cũng nhớ rất lâu.
- Tâm thư người mẹ mất đứa con chưa kịp chào đời lấy nước mắt triệu người
- Tại sao không nên cho trẻ dưới 13 tuổi dùng mạng xã hội?
Bố mẹ luôn không tiếc bất cứ thứ gì, sẵn sàng nhường mọi thứ cho con. Bởi thật sự sâu trong lòng, mọi điều mà họ mong muốn cũng chính là đem lại những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Nhưng liệu có phải bất cứ lúc nào con yêu cầu bố mẹ cũng nên nhường nhịn?
Là bà mẹ hai con đang sống tại Hà Nội, đồng thời có nhiều bài viết sâu sắc về nuôi dạy con, nhà văn Lê Thanh Ngân có quan điểm khác. Chị cho rằng, mình rất ít khi nhường đồ ăn cho con. Câu chuyện có vẻ hơi.... kỳ lạ này của nữ nhà văn không ngờ lại nhận được sự đồng tình của hàng ngàn phụ huynh khác.
Thanh Ngân chia sẻ:
Hôm lâu rồi mình có mua ba cốc thạch. Ri và Boi chia nhau ăn hết mỗi người 1 cốc rồi. Ăn xong Boi vẫn thòm thèm nhìn cốc thạch của mẹ hỏi: "Mẹ ơi, con ăn thêm nhé". Mình từ chối ngay: "Không! Đó là phần của mẹ!". Boi dù hơi ngượng nhưng vì thèm quá vẫn thử năn nỉ mẹ thêm một câu: "Chỉ là con thèm quá thôi".
Nghe câu này là mình thấy thương lắm, yêu lắm, khổ thân lắm... Nhưng vẫn nhất quyết không: "Con thèm thì mẹ cũng thèm mà. Mẹ mua 3 suất, mỗi người chỉ được một suất thôi. Nếu con ăn cả 2 đồng nghĩa với việc mẹ phải nhịn. Khi đó, con sẽ quá no còn mẹ lại quá đói. Mẹ cũng cần phải tiếp năng lượng để làm việc mà, đúng không?
Thằng bé hiểu vấn đề ngay tức khắc. Im thít không nói gì nữa, vẻ mặt rất kiểu hối lỗi. Lúc đó mình giả vờ nói: "Hay thôi, con cứ ăn đi. Mẹ nhịn để nhường con vậy" - "Không, con không muốn mẹ bị đói đâu. Con ăn tạm thế vậy. Ăn nhiều bụng con sẽ căng phồng lên mất!".
Và mình sau đó đã ngồi ăn thạch ngon lành. Thỉnh thoảng bón cho thằng bé một miếng ra vẻ chia sẻ. Ăn xong, ngay lập tức đi mua thêm thạch cất tủ lạnh để chiều cho con trai ăn dần. (Chỉ không nhường lúc đó thôi, chứ đồ ăn một khi con đã thèm quá thì mẹ sẽ không tiếc).
Mình làm vậy không phải vì mình ăn tham mà mình muốn thằng bé hiểu rằng "cha mẹ cũng cần phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cần ăn ngon, đó là quyền lợi bố mẹ cần được hưởng" chứ không thể nhường hết cho con được.
Ngay từ thuở bé, mình đã chứng kiến mẹ mình mỗi bữa cơm đều rón rén và cơm với rau mắm, hoặc chan vài thìa canh ăn nhanh cho hết bát không dám gắp một miếng thịt gà. Rồi đợi cho chồng con ăn xong hết lượt mới dám gặm phần xương cổ cánh còn xót lại lấy lý do là "gặm nốt cho đỡ phí". Nhìn mẹ như vậy, mình thực sự không đành lòng. Lần nào đến bữa cơm mình cũng bảo mẹ: "Sao mẹ không ăn thịt? Mẹ cứ ăn thế thì con không dám ăn đâu!". Nói mãi rồi thì mẹ cũng phải rút kinh nghiệm.
Nhưng đó là mình! Không phải mọi đứa trẻ đều có được sự tinh tế đó! Và không phải chúng đều biết thương cha mẹ, nghĩ cho cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Không phải bởi vì chúng không tốt mà là vì chúng quá vô tư. Sự vô tư đó khi được nuôi lớn, bỗng chốc trở thành vô ơn từ khi nào chẳng biết. Chúng cứ hồn nhiên nhận hết những điều tốt đẹp cha mẹ dành cho mà không hề nghĩ rằng họ cũng đáng được hưởng những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời họ.
Thực tế cuộc sống này, mình gặp rất rất nhiều người con như vậy! Vô cảm trước nỗi khổ tâm, vất vả, thiếu thốn của cha mẹ nhưng lại muốn họ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của mình. Nhà thì nghèo nhưng muốn ăn ngon, mặc đẹp, dùng điện thoại đẹp, đi xe đẹp để sĩ diện với bạn bè.
Ri và Boi.
Bố mẹ thì không muốn con khổ nên cứ mặc sức nhường nhịn, mặc sức hy sinh. Ăn cũng nhường, mặc cũng nhường, con muốn đi xe đẹp cũng vay nợ, bán đất để mua xe đẹp cho con đi. Ôm hết nợ nần vào người để con được bằng bạn bằng bè. Trong khi con thoải mái trưng diện, ăn chơi tung toé thì cha mẹ chắt chiu từng đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, còng lưng trả nợ ngân hàng. Mỗi bữa cơm cũng chẳng được ăn ngon. Còn con cứ hết tiền ăn chơi lại mò về ngửa tay xin tiền cha mẹ. Trời ơi! Cái sĩ diện của bản thân con cái đổi lấy nỗi vất vả đó của cha mẹ. Thực sự có đáng không?
Sĩ diện không mài ra ăn được cũng không giúp ai đó trở nên giỏi giang hơn, tiến bộ hơn mỗi ngày. Nó chỉ gặt về những trái đắng cho cả cha mẹ và con cái họ thôi! Nếu ai đó còn sĩ diện thì nghĩa là họ còn bị giam cầm trong cái vỏ bọc hào nhoáng của chính mình.
Suboi ngày hôm nay đã biết xấu hổ vì tự thấy bản thân quá tham ăn. Nghĩa là thằng bé đã có lòng tự trọng. Nhường con thì rất dễ. Nhưng trước khi nhường phải để cho bọn trẻ hiểu rằng mỗi cá nhân đều có quyền được hưởng những điều tốt đẹp nhất, công bằng và bình đẳng như nhau. Làm bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu. Ở phạm vi xã hội cũng vậy và trong gia đình cũng thế. Vì vậy, một khi cha mẹ đã nhường phần tốt đẹp mà đáng lẽ ra họ được hưởng cho con. Điều đó thật đáng trân quý biết bao. Chúng phải biết biết ơn vì những gì chúng nhận được - từ những điều nhỏ bé nhất như miếng đùi gà trên mâm cơm hay như cốc thạch găng 15K ngoài siêu thị.
Được cha mẹ sinh ra trên đời, nuôi lớn, cho ăn học đã là ân huệ lớn. Chứ không phải cứ nghiễm nhiên nhận nó như một lẽ tất nhiên "cha mẹ đẻ ra con thì cha mẹ phải đáp ứng những nhu cầu của con". Làm vậy là cha mẹ đang khiến đứa con của mình đã vô tư lại càng vô tâm. Mà một khi đã vô tâm quá đà là sẽ thành vô ơn. Đã vô ơn rồi thì chỉ biết than thân trách phận thôi. Chúng sẽ chỉ biết đòi hỏi thôi chứ không hề biết ơn cha mẹ chúng đâu!
Mình không nhường con ăn 1 lần, 2 lần, 3 lần, 4 lần, 5 lần nhưng đến lần thứ 6, bỗng nhiên mình nhường chắc chắn thằng bé sẽ vô cùng "biết ơn" mẹ nó vì nó hiểu một cách sâu sắc rằng nó đang được ăn phần của mẹ nhường cho. Muốn một đứa trẻ lớn lên trở thành người độc lập, tự chủ, trước tiên, cha mẹ phải dạy chúng trở thành những người "biết ngại" khi tiêu tiền của cha mẹ. Còn chưa biết ngại thì còn có tâm lý muốn xin tiền, muốn ăn sẵn mà không muốn tự mình kiếm tiền đâu! Thậm chí còn toàn xin tiền cha mẹ để cho người ngoài.
Muốn một đứa trẻ lớn lên trở thành người độc lập, tự chủ, trước tiên, cha mẹ phải dạy chúng trở thành những người "biết ngại" khi tiêu tiền của cha mẹ. Còn chưa biết ngại thì còn có tâm lý muốn xin tiền, muốn ăn sẵn mà không muốn tự mình kiếm tiền đâu! Thậm chí còn toàn xin tiền cha mẹ để cho người ngoài.
Ngay cả những người có tiền mà cho người khác vay cũng vậy. Người thông minh rất biết nhìn người mà đưa tiền. Dù họ có tiền nhưng không phải ai họ cũng cho vay. Cho vay không đúng người hoặc là mất tiền hoặc là thành ra hại người. Người đi vay tiền cũng có nhiều loại, người mà cầm tiền mặt vui hớn hở thì cứ dè chừng - tên đó chưa chắc đã trả lại tiền đâu. Người cầm tiền mà ánh mắt đăm chiêu, lòng không nén nổi xúc động, cảm thấy như đang nợ một ân tình lớn - đó là những người rất đáng tin cậy. Dù nhanh hay chậm, chắc chắn họ sẽ tìm cách trả lại số tiền bằng mọi giá. Ân tình đó, họ mãi không quên. Vì họ có lòng tự trọng. Lòng tự trọng khác với tự ái và sĩ diện.
Người có lòng tự trọng luôn cố gắng nỗ lực tự mình gây dựng mọi thứ. Phải đến khi cùng cực lắm họ mới mở lời nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Mà một khi đã nhận được sự giúp đỡ, thì dù là những giúp đỡ nho nhỏ, họ cũng nhớ rất lâu. Bạn xem, ngay cả đến những trợ giúp nhỏ họ cũng nhớ lâu như vậy thì với họ, họ nợ cha mẹ ân tình cả một đời. Hầu hết những đứa trẻ lớn lên với lòng tự trọng đều sớm độc lập và là những người con rất hiếu thảo.