Dù đã được cô giáo chuẩn bị cho phần ăn nhiều hơn trẻ khác, song, cậu bé vẫn thường xuyên kêu đói.
- 5 hành vi cho thấy cha mẹ đang khắt khe quá mức, gây áp lực khiến con mệt mỏi
- Không cần trừng phạt, cha mẹ dùng cách này khiến những em bé khó bảo cũng trở nên ngoan ngoãn
Trẻ mầm non, mẫu giáo ăn như thế nào là đủ?
Theo Medlatec, nhằm đảm bảo trẻ nhỏ có đủ nguồn năng lượng cho hoạt động thể chất và phát triển toàn diện. Theo đó, trẻ mẫu giáo cần bổ sung khoảng 1.230 - 1.320 kcal năng lượng/ ngày. Trong mỗi nhóm thức ăn, nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn để khẩu vị thay đổi giúp trẻ ăn uống ngon hơn, vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Để trẻ hứng thú với hoạt động ăn uống, nhất là với những trẻ nhỏ có xu hướng kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, thì cha mẹ nên thiết lập thực đơn theo sở thích của trẻ hoặc theo màu. Đặc biệt phụ huynh nên lựa chọn theo mùa các loại rau quả và trái cây.
Một số trẻ mầm non có thể phản ứng dị ứng với những loại thức ăn như sữa, trứng, các loại hạt, khổ qua,… Do đó, khi cho trẻ ăn một loại thực phẩm mới, phụ huynh cần theo dõi phản ứng của trẻ để tránh dùng trong những lần kế tiếp.
Bữa sáng: 1 tô cháo.
Bữa phụ: 1 cốc sữa.
Bữa trưa:: 1 chén cơm, canh cải nấu thịt bằm, cá kho, trái cam.
Bữa xế chiều: hoa quả theo nhu cầu.
Bữa chiều - tối: 1 chén cơm, canh bí nấu tôm, gà kho, 1 trái chuối.
Bữa phụ: 1 cốc sữa.
Con trai ăn ở trường bị đói?
Theo VTC dẫn nguồn từ Sanook, một câu chuyện xảy ra khiến nhiều bậc phụ huynh lưu tâm. Một cậu bé 5 tuổi sau khi ở lớp mẫu giáo về thường than phiền với cha mẹ rằng đi học rất chán, rất khổ, cô giáo không cho ăn no. Nghe vậy, người mẹ rất tức giận. Biết con mình ăn nhiều hơn những đứa trẻ cùng tuổi, cô quyết định đến trường để "nói chuyện phải trái" với cô giáo chủ nhiệm, yêu cầu cô tăng lượng thức ăn cho con vào bữa trưa.Trước phản ứng đầy bức xúc của người mẹ, cô giáo chủ nhiệm rất ngạc nhiên, sau đó bình tĩnh giải thích rằng, do cậu bé thường xuyên kêu không no nên cô luôn chuẩn bị cho bé phần ăn đặc biệt, nhiều gấp đôi những trẻ khác.
Sau khi ăn hết khẩu phần nhiều gấp đôi các bạn khác, cậu bé vẫn kêu đói. Tuy nhiên, cô giáo không tiếp tục cung cấp đồ ăn cho học trò vì lo ngại bé ăn quá nhiều, quá nhanh, dạ dày không thể tiêu hóa kịp thời, gây ra nhiều tác hại lâu dài.Người mẹ mở cho cô giáo xem hình ảnh những bữa ăn ở nhà của con mình, để cô hiểu rõ hơn về sở thích ăn uống và lượng thức ăn bé cần, từ đó biết phải cho bé ăn thế nào mới đạt yêu cầu. Đến lượt cô giáo tức giận vì cho rằng cách nuôi dưỡng của người mẹ sẽ gây hại cho cậu bé.
Những hình ảnh được chụp ở nhà cho thấy cậu bé thường ăn một lượng lớn thực phẩm, mỗi bữa thức ăn đều chồng chất và có rất ít rau củ. Cậu bé có vẻ thích thú với đồ ăn nhanh và những thực phẩm nhiều dầu mỡ như mỳ xào, xúc xích, bánh rán, trứng chiên...
Cô giáo cố gắng thuyết phục người mẹ điều chỉnh thực đơn cho con trai, không chiều theo sở thích ăn uống vô độ của bé.
Những thực phẩm nên và không nên sử dụng cho trẻ mầm non
Cũng theo Vinmec, trẻ mầm non thuộc độ tuổi đang ở trên đà phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể chất, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm và theo dõi quá trình ăn uống của trẻ.
- Một số loại thực phẩm nên sử dụng cho trẻ mầm non:
Sữa và các sản phẩm thực phẩm được chế biến từ sữa. Một ngày trẻ cần đảm bảo đủ 4 đơn vị sữa trong đó có thể bao gồm sữa nước, sữa chua, pho mai, váng sữa... để giúp bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể trẻ.
Rau xanh, trái cây cung cấp hàm lượng vitamin, chất khoáng và chất xơ theo nhu cầu khuyến nghị cho trẻ. Phần lớn các trẻ ở độ tuổi này khá lười ăn rau nên cha mẹ cần linh hoạt trong chế biến và tạo mọi điều kiện để trẻ có thể sử dụng rau củ một cách thoải mái.
Các chất béo lành mạnh bao gồm chất béo không no bão hoà đơn và chất béo không no bão hoà đa như dầu thực vật, dầu oliu, bơ, phô mai... nhằm giúp cho trẻ phát triển trí não toàn diện hơn.
- Một số loại thực phẩm không nên sử dụng cho trẻ mầm non:
Đồ uống có gas và thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến cho trẻ bị tăng cân mất kiểm soát đồng thời trẻ còn mắc các bệnh về răng miệng.
Các loại thực phẩm ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ...
Các món ăn quá cứng như ngô, mía, hạt bánh kẹo cứng có thể ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ.