Cậu bé 13 tuổi nhưng rất nhút nhát và hay hoảng sợ, sợ ma, sợ tối, sợ người lạ, sợ người khác to tiếng… chuyên gia chỉ ra điểm bất thường.
- Kiwi và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe bà bầu, đặc biệt còn giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
- Đây là cách cho con ăn dặm đúng, tránh suy dinh dưỡng, thấp còi mẹ đã biết chưa?
Chào chuyên gia!
Con trai tôi 13 tuổi nhưng rất nhút nhát và hay hoảng sợ, cái gì cháu cũng sợ: sợ ma, sợ tối, sợ người lạ, sợ người khác to tiếng… Tôi nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này của con. Tôi xin cám ơn.
Thúy Hương (Nha Trang)
Chào bạn!
Các rối loạn lo âu thường xuất hiện trong thời thơ ấu và tuổi vị thành niên Ở một số thời điểm trong thời thơ ấu, khoảng 10 đến 15% trẻ em trải qua một chứng rối loạn lo âu. Trẻ bị rối loạn lo âu có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm và lo âu sau này.
Một số lo âu là một khía cạnh bình thường của sự phát triển, ví dụ như:
Hầu hết trẻ mới biết đi trở nên sợ hãi khi xa mẹ, đặc biệt trong môi trường xung quanh không quen thuộc.
Lo sợ về bóng tối, quái vật, con bọ và nhện rất phổ biến ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi.
Trẻ nhút nhát có thể phản ứng ban đầu với tình huống mới với sự sợ hãi hoặc rút lui.
Trẻ lớn hơn và tuổi vị thành niên thường trở nên lo âu khi đưa ra một báo cáo trước mặt bạn cùng lớp của mình, hay sợ khoảng trống (đứng một mình trong căn nhà lớn), "tôi lo lắng rằng tôi sẽ không bao giờ gặp lại bạn" (lo âu chia ly) hoặc "tôi lo lắng bọn trẻ sẽ cười tôi" (rối loạn lo âu xã hội) .
Trường hợp con bạn 13 tuổi, tức là đang ở tuổi vị thành niên, nhưng lo sơ kể trên có thể coi là một rối loạn lo âu nếu các biểu hiện lo âu nói trên trở nên quá mức đến nỗi làm giảm chức năng hoặc gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng hoặc trốn tránh. Đặc biệt khi trẻ từ chối đến trường thì đây là dấu hiệu cảnh báo quan trọng.
Nếu phụ huynh của con có những rối loạn lo âu thì con có xu hướng bị lo âu.
Bằng chứng cho thấy rối loạn lo âu liên quan đến rối loạn chức năng trong các bộ phận của hệ limbic và hồi hải mã điều chỉnh cảm xúc và đáp ứng với sự sợ hãi. Các nghiên cứu di truyền học cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường. Không có gen cụ thể nào được xác định; nhiều biến thể di truyền có thể có liên quan. Sự bình tĩnh và bản lĩnh của cha mẹ cũng giúp trẻ khắc phục phần nào cảm giác lo âu thái quá của trẻ.
Trong khoảng 30% trường hợp, điều trị lo âu của cha mẹ kết hợp với sự lo âu của trẻ là hữu ích (đối với chứng lo âu ở người lớn, xem Tổng quan các rối loạn lo âu).
Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, khả năng điều trị, và khả năng phục hồi của trẻ. Nhiều trẻ em phải vật lộn với các triệu chứng lo âu vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, khi được điều trị sớm, nhiều trẻ học cách tự kiểm soát sự lo âu của mình.
Chính vì vậy, bạn cần đưa con tới khám các chuyên gia tâm lý, tâm thần để có hướng trị liệu càng sớm càng tốt
Chúc con sớm vượt qua được những nỗi sợ hãi đeo đẳng này.
NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh, Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh