Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất và thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có phải khi bé trên 1 tuổi sữa mẹ sẽ loãng và thiếu dưỡng chất nuôi con?
- Mùa hè, mẹ cũng cần giữ ấm 2 bộ phận này cho con để con không lo ốm vặt
- Tác hại của việc “nghiện điện thoại” có thể mẹ bầu chưa biết
Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ. Không những thế, sữa mẹ còn nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho con.
Nhiều bà mẹ tự hào vì mình có dòng sữa dồi dào, và quyết định nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 tuổi, thậm chí là 3 tuổi. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, sữa mẹ sẽ loãng và không đủ dưỡng chất nuôi con khi trẻ trên 1 tuổi.
Trong 6 tháng đầu đời của con, các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Việc con chỉ bú mẹ vẫn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ. Con không cần ăn, uống thêm bất cứ thứ gì khác, kể cả nước đun sôi để nguội. Con chỉ bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Từ 6-12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp được 70% nhu cầu năng lượng của bé.
Khi trẻ được 1- 2 tuổi, sữa mẹ cung cấp 30 – 40% nhu cầu năng lượng của bé.
Có phải trẻ càng lớn sữa mẹ sẽ loãng và ít dinh dưỡng? Điều này có thể coi là đúng. Những dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ dần giảm sút khi trẻ được 6 – 24 tháng. Tuy vậy, sữa mẹ vẫn rất cần thiết và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Casein – một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ - có khả năng giúp bé ngăn chặn bệnh tiêu chảy, viêm tai, dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, trẻ vẫn nên được ăn sữa mẹ dù chất lượng sữa có giảm đi.
Trong giai đoạn tiết sữa dù đầu tiên hoặc khi 12 tháng thì chất lượng sữa giống nhau nếu người mẹ được chăm sóc, cải thiện chất lượng sữa mỗi ngày.
Giai đoạn 2-3 tháng đầu sau sinh, người mẹ thường ăn uống nhiều thực phẩm. Song, khi con sau 12 tháng, mẹ lại không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, kéo theo chất lượng sữa kém đi, chứ không phải bản thất của chất lượng sữa kém.
Nếu lúc đó mẹ vẫn nghĩ còn cho con bú mà quan tâm, chăm sóc dinh dưỡng để có nguồn sữa tốt thì chất lượng sữa vẫn tốt.Tuy nhiên, số lượng sữa tiết ra có hạn. Chẳng hạn trẻ dưới 6 tháng thì số lượng sữa tiết ra của mẹ sẽ đủ nuôi trẻ. Trẻ có thể bú hoàn toàn sữa mẹ, đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể phát triển.
Nhưng khi 6-12 tháng, lúc này trẻ lớn hơn nên nhu cầu năng lượng, chất dinh dưỡng vào cơ thể cần cao hơn, mà lượng sữa mẹ vẫn như thế nên trẻ sẽ thiếu. Lúc này, sữa chỉ cung cấp được hai phần ba nhu cầu và một phần còn lại cần phải ăn thêm thức ăn bổ sung.
Các bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyên, với trẻ nhỏ từ 6 tháng, các mẹ bắt đầu cho con ăn bổ sung và tăng dần lượng để cung cấp thêm dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ phát triển. Đến khi trẻ 12-24 tháng thì nhu cầu cần dinh dưỡng cao hơn. Tổng số lượng sữa mẹ tiết ra chỉ đạt một phần ba nhu cầu của trẻ. Vì vậy, lúc này bắt buộc các mẹ phải cho trẻ ăn thêm cháo, cơm, thức ăn khác để bổ sung cùng với sữa mẹ.
Sữa mẹ lúc này vẫn chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho em bé, nhưng không đáp ứng đủ được hết các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Nếu chỉ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn giống như 6 tháng trước đó, trẻ sẽ chậm tăng cân.
Do đó, cách giải quyết là cho trẻ ăn dặm kết hợp với bú mẹ xen kẽ. Việc này kéo dài từ khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi đến khi được 24 tháng hoặc lâu hơn.