Chia sẻ mới nhất về cẩm nang có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình, các mẹ cần lưu ý để chăm con tốt hơn nhé!
- Bác sỹ Tây lý giải chuyện trẻ bú nằm bị viêm tai giữa
- Đang cho con bú sữa bỗng chuyển màu hồng, người mẹ hoảng hốt cho đến khi biết nguyên do
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình là câu hỏi được hầu hết những ai lần đầu làm mẹ quan tâm. Để giải tỏa nỗi lo lắng đó của các mẹ bỉm, chúng tôi có đôi lời hướng dẫn cũng như một ít kiến thức đủ đầy về vấn đề này để gửi tặng đến các mẹ.
Như thế nào là cho bé bú bình nằm đúng cách? Hình ảnh cho bé bú khi nằm có lẽ quá quen thuộc với các mẹ đúng không nào? Khi cho bé ti nằm, mẹ cần chuẩn bị tất cả mọi thứ thuận lợi và thoải mái nhất cho bé khi bú cũng như để việc ti của bé không bị gián đoạn.
Trước tiên, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ núm ti, sau đó là điều chỉnh tư thế của bé sao cho bé có thể bú dễ dàng nhất, hạn chế lượng không khí thừa sẽ theo sữa đi vào trong dạ dày còn non yếu của bé yêu sẽ làm ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp.
Tư thế nằm đúng là mẹ nằm nghiêng và cho bé nằm song song với mẹ làm sao để đầu bé ở tư thế cao hơn các bộ phận khác. Mẹ dùng một tay đỡ đầu bé và đặt bé nằm sát bên ở hoảng cách mà miệng bé có thể chạm và ngậm ti thoải mái nhất!
Trong khi bé ti, mẹ lưu ý quan sát miệng bé đã ngậm ti đủ sâu chưa để giúp bé ngậm ti sâu và chặt hơn. Theo dõi phản ứng của bé, nếu thấy bé có triệu chứng buồn ngủ thì mẹ hãy rút đầu ti ra khỏi miệng bé, giúp bé chỉnh lại tư thế ngủ.
Để bé hấp thụ đủ dưỡng chất từ sữa, nhất là phần chất béo và năng lượng cho cơ thể thì mẹ nên cho bé ti hết một đầu rồi mới chuyển sang bên còn lại, tránh tình trạng luân phiên liên tục hai bên.
Khi cho bé ti thì mẹ hãy chuẩn bị một chiếc khăn sữa để khi sữa mẹ bị rơi ra giường hoặc gối thì mẹ có thể lau kịp thời mà không di chuyển làm bé bị ngừng ti khi mẹ trở mình đi lấy dụng cụ lau chùi.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không?
Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không hay cho trẻ bú ngồi tốt hơn? Trên thực tế, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà mỗi người có một cách cho bé bú khác nhau để mau phục hồi sức lực chăm con.
Thực tế, tư thế nào cũng giúp mẹ truyền chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ sang cho bé. Nhưng mỗi tư thế có ưu nhược điểm khác nhau, tìm hiểu rõ về từng cách thức để áp dụng cho bé yêu của mình, các mẹ nhé!
Hướng dẫn tư thế nằm cho con bú
Ưu điểm:
- Theo khảo sát thì tư thế nằm khi cho con bú sẽ giúp các cơ đỡ mỏi hơn, hạn chế tình trạng đau lưng ở người mẹ và là tư thế thuận lợi và thoải mái nhất cho cả hai mẹ con khi bú.
- Sau khi sinh cơ thể mẹ rất yếu, với các mẹ sinh mổ việc ngồi lên tập cho bé ti trở nên khó khăn vì vết mổ chưa liền, vết mổ sẽ bị tổn thương khi mẹ bế bé.
- Phương pháp bú nằm còn giảm thiệu việc thiếu ngủ ở mẹ vì thức khuya chăm con, mẹ vẫn có thể nghỉ ngơi, lấy lại sức lực khi cho bé ti nằm.
- Cách thức này tiện lợi để đáp ứng nhu cầu của bé vì khi đói bé sẽ lăn vào ti mẹ và khi đã no bé sẽ tự động nhả ti ra và quay sang bên kia để ngủ.
- Cách bú nằm giúp bé cảm nhận được tình mẫu tử yêu thương từ người mẹ khi được ôm ấp trong vòng tay và cũng tạo cảm giác thư thái cho cả hai mẹ con.
- Đặc biệt vào ban đêm, mẹ không cần phải bật đèn hay không cần phải ngồi dậy cho bé ti làm bé bị giật mình thức giấc và ảnh hưởng giấc ngủ của người thân.
Nhược điểm
- Bú nằm sẽ gây khó khăn cho việc thở vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển ổn định, sẽ gây ra nôn trớ. vì thế không ít trường hợp sữa bị trào lên thực quản khiến bé bị sặc sữa.
- Nếu như bé bị nôn trớ thì có thể dẫn đến hiện tượng sữa chảy ra ngoài có thể rơi vào tai hay khí quản gây nguy hiểm cho bé cực kỳ nguy hiểm. Và khi bé ngủ, tư thế nằm thẳng, sữa lại được đổ dốc từ miệng xuống nên có khả năng sẽ chảy thẳng vào tai.
- Không cẩn thận thì bé có khả năng bị nghẹt thở vì bú nằm dễ bị ngủ trong khi bú và nếu mẹ không chú ý bỏ ti ra ngay khi bé ngủ.
- Thóp của trẻ sơ sinh rất mềm và các khớp cũng chưa ổn định, bé nằm lâu ở một tư thế sẽ rất dễ bị méo đầu, mẹ không nên để bé bú một bên quá lâu.
Cho bé bú với tư thế ngồi
Ưu điểm
- Khi bé ti ngồi sẽ rất tốt để không phải nuốt khí thừa hơn so với khi bú nằm. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dạ dày vô cùng nhỏ và nằm ngang, lỗ tâm vị dạ dày không khép kín tạo điều kiện thuận lợi để bé tự ợ hơi tốt hơn và sẽ ít khi bị nôn trớ khi bú.
- Bú ngồi khiến người mẹ có thể bế bé tốt hơn và tránh được việc méo đầu như khi bé ti nằm. Ngoài ra còn giảm thiểu rủi ro khi cho bú là hiện tượng bị viêm tai, viêm mũi khi sặc sữa.
Nhược điểm
- Với tư thế cho bé bú ngồi, nhất là với các mẹ sinh mổ sẽ rất đau đớn do mệt mổ chưa lành, nếu cho bé ti ngồi sẽ khiến cơ thể ép vào vết mổ gây đau nhức, mệt mỏi cho mẹ.
- Bé bú ngồi sẽ khiến mẹ mất nhiều thời gian và mệt mỏi hơn vì ban đêm phải thức dậy cho bé bú, từ đó dẫn đến bệnh đau lưng và khủng khoảng tinh thần mỗi khi cho bé ti.
Khi mẹ thực hiện cách cho bé bú bình khi ngủ thì không nên mà cho bé ngừng bú khi có dấu hiệu sắp ngủ. Bởi trẻ có thói quen ngậm sữa, không nuốt hết khiến sữa ra quá nhiều và dẫn tới tình trạng sặc sữa, gây trào ngược, tắc đường thở và có thể tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, các mẹ cần hạn chế rủi ro khi cho bé ti là cho bé ti vú trái trước, sau đó chuyển sang vú phải để sữa dễ dàng xuống dạ dày để không bị hiện tượng trào ngược. Khi trẻ bú xong, cần phải ôm nhẹ trẻ vào lòng, vỗ nhẹ ở lưng cho trẻ ợ hơi.
Có nên cho trẻ bú bình không có sữa
Khí thừa bé nuốt phải trong khi bú là không thể tránh khỏi. Để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, chúng tôi có một vài mánh khóe nhỏ giúp mẹ phòng chống không khí chui tọt vào khí quản của con trong khi ti mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.
Khi khí thừa vào trong phổi bé sẽ làm bé bị đầy hơi, chướng bụng, không khí bị nuốt quá nhiều sẽ khiến bé bị no hơi và không muốn tiếp tục uống sữa nữa. Chính vì thế, mẹ nên loại bỏ hết khí thừa trong bình sữa trước khi cho bé bú để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Chúng tôi đã có câu trả lời tốt nhất cho nghi vấn có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình rồi đấy! Bên cạnh những kiến thức trên, các mẹ hãy lưu ý khi rót sữa tránh nổi bong bóng khí bằng cách cho sữa từ từ giúp chắc chắn việc không hình thành bọt khí khi pha sữa.
Giữ bé ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi cao. Tư thế này giúp bé nuốt và thở, trong khi trọng lực giúp mang sữa hoặc thức ăn xuống dạ dày của bé và kiểm tra tốc độ sữa chảy liên tục và các vòng xoáy ở cổ bình sữa đã được đóng kín chưa để chắc chắn rằng con yêu được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và thoải mái nhất!