Nếu các mẹ cảm thấy luống cuống trước tình trạng nấc cụt ở trẻ thì có thể tham khảo một số cách làm trẻ sơ sinh hết nấc cụt hiệu quả và cực kỳ an toàn trong bài viết!
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường dễ gặp phải các cơn nấc cụt khó chịu. Mặc dù các cơn nấc cụt không hề có hại và sẽ biến mất sau vài phút nhưng một số trường hợp trẻ bị nấc cụt trong thời gian dài, dẫn đến các triệu chứng khác như biếng ăn, nôn trớ, thở dốc hoặc mệt mỏi. Dưới đây là một số cách làm trẻ sơ sinh hết nấc vô cùng đơn giản, giúp các mẹ giảm bớt lo lắng khi chăm sóc con nhỏ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt là gì?
Nấc cụt là một trong những hiện tượng sinh lý rất bình thường ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên. Lý do là vì cơ hoành co thắt không tự chủ, ngắt quãng, khiến cho không khí khi hít vào đột ngột bị ngưng, dẫn đến thanh quản bất ngờ đóng kín lại, gây ra nấc cụt.
Nấc cụt thường kéo dài trong vài phút hoặc vài lần một ngày. Tất cả những em bé sơ sinh khỏe mạnh đều có thể nấc cụt bất cứ lúc nào. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 tuổi.
Các trường hợp dễ khiến trẻ nấc cụt
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường xảy ra trong các trường hợp:
- Trẻ bị nấc sau khi bú bình: Không khí trong bình sữa được nuốt cùng với sữa sẽ gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh sau khi bú bình xong. Khi lượng không khí nuốt vào ở mức quá cao sẽ khiến cơ hoành co thắt, tạo ra tiếng nấc.
- Nhiệt độ đột ngột thay đổi: Khi nhiệt độ bất ngờ thay đổi, không khí vào khối sẽ khiến bé bị lạnh, gây nấc. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần giữ ấm cho bé.
- Trào ngược dạ dày: Khi lượng axit trong dạ dày của trẻ đi ngược vào thực quản sẽ gây ra tình trạng nấc cụt.
Cách làm trẻ sơ sinh hết nấc hiệu quả
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nấc cụt đều sẽ tự hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cơn nấc mạnh và kéo dài, khiến trẻ mệt mỏi, nôn trớ, quấy khóc. Vậy làm sao để trẻ sơ sinh hết nấc cụt nhanh chóng? Các mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Cho trẻ bú sữa hoặc uống nước
Đa phần trẻ bị nấc là do ăn quá no đồng thời nuốt nhiều không khí vào dạ dày, cười đùa nhiều, thời tiết lạnh hoặc vừa ăn vừa cười đùa. Nếu trẻ bị nấc cả ngày hoặc trong vài ngày thì sữa và nước là giải pháp hiệu quả và dễ dàng nhất mà mẹ có thể áp dụng ngay.
Với trẻ sơ sinh, các mẹ nên tiếp tục cho bé bú khi thấy bé bị nấc. Còn với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ nên cho bé uống từng miếng nước đun sôi để nguội, khoảng 100ml nước là đủ. Nếu bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ, thở sâu rồi ngồi ở tư thế gập đầu gối.
Dùng ngón tay bịt 2 cánh mũi hoặc lỗ tai
Các mẹ có thể dùng 2 ngón tay trỏ bịt chặt 2 lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây rồi thả sau. Hoặc dùng ngón cái và ngón trỏ bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại khoảng 2-3 giây, sau đó nghỉ 2-3 giây, lặp lại như vậy 15-20 lần.
Bên cạnh đó, mẹ có thể gãi lên môi hoặc mang tai của trẻ khoảng 50 cái sẽ giúp bé hết nấc. Nếu bé có thể khóc ngay lúc bị nấc thì tiếng nấc có thể bị đánh bật luôn vì tiếng khóc giúp làm giãn dây thần kinh thực quản, cắt các kích thích lên cơ hoành phía dưới ngực.
Vuốt và vỗ nhẹ lưng cho trẻ
Một cách làm cho trẻ sơ sinh hết nấc đơn giản khác là dùng tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ từng cái một. Lưu ý rằng mỗi một động tác vỗ nên dứt khoát, nhẹ nhàng. Điều này có thể giúp trẻ ợ hơi, từ đó tránh được các cơn trào ngược dạ dày.
Thay đổi tư thế trẻ bú
Tư thế bú bình là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nấc. Do đó, mẹ nên thay đổi tư thế cho trẻ bú để giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào khi bú bình. Bên cạnh đó, mẹ có thể dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị rách hay thủng không vì rất có thể đó là nguyên nhân khiến không khí tràn vào bình sữa.
Trên đây là một số cách làm trẻ sơ sinh hết nấc mà chúng tôi muốn chia sẻ với các mẹ. Mong rằng các mẹ đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời để chăm sóc bé yêu được tốt nhất.