Bà bầu bị đau hông trái là tình trạng khá phổ biến, dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng lại gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Nội dung bài viết
Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng đau hông. Tình trạng này khiến sản phụ thường xuyên khó chịu, mệt mỏi, đôi khi còn bị mất ngủ. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp cũng như cách phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau hông trái.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông trái
Khi bắt đầu bước vào giai đoạn thai nghén, cơ thể người mẹ diễn ra rất nhiều sự thay đổi bên trong lẫn bên ngoài. Mang thai bị đau hông trái hay bại hông ở mẹ bầu là một trong các triệu chứng đó.
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đau hông ở phụ nữ phải kể đến là việc tử cung lớn dần gây sức ép lên dây thần kinh hông. Đó chính là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ tử cung đến chân chi phối hoạt động của phần thân dưới. Khi tử cung của người mẹ lớn lên, sức ép lên dây thần kinh này càng lớn khiến những cơn đau hông rất khó chịu.
- Nguyên nhân thứ hai khiến tình trạng này xảy ra là do bà bầu đứng lên, ngồi xuống nhiều lần. Thai nhi đạp, thúc đầu xuống gây những cơn co ở tử cung.
- Nguyên nhân thứ ba là do tình trạng thiếu canxi hoặc do sự tăng cân quá đà gây áp lực lên các khớp xương.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra chứng đau hông trái, ví dụ như những người thừa cân, mang đa thai, lao động chân tay, người có tiền sử đau hông cũng thường mắc chứng này.
Bà bầu bị đau hông phải làm thế nào?
Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng đau hông trái ở bà bầu.
Luyện tập nhẹ nhàng
Bà bầu có thể đi bộ, tập yoga, kết hợp massage nhẹ nhàng và tắm nước nóng. Ngoài ra, việc vận động sẽ giúp kích thích thai nhi thay đổi vị trí, góp phần làm giảm áp lực lên xương chậu. Cũng như việc luyện tập thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát cân nặng, giảm phù nề và tăng cường oxy cho cơ thể bà bầu.
Không làm việc nặng
Phụ nữ mang thai không nên vận động hay làm việc nặng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi cũng như để hạn chế tình trạng đau hông khi khiêng vác, ngồi dậy, đứng lên.
Không ngồi xổm, gập người
Việc ngồi xổm sẽ tạo áp lực lên xương chậu. Vì vậy, bà bầu nên ngồi trên ghế, lưng thẳng, tựa vào mặt phẳng.
Tránh đi giày cao gót
Việc mang giày cao gót ở bà bầu là rất nguy hiểm nếu chẳng may té ngã. Ngoài ra, mang giày cao gót còn khiến cơ thể mất thăng bằng, xương chậu nghiêng làm vùng hông bị đau. Thế nên bà bầu hãy lựa chọn loại giày phù hợp với mình.
Chế độ ăn uống
Khi mang thai, phụ nữ cần có chế độ ăn uống phù hợp, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như thai nhi. Bà bầu cũng cần chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để tránh tình trạng đau hông trái hay đau khớp háng.
Biện pháp giúp giảm đau hông tức thời
- Khi đau, bà bầu nên nằm xuống nghỉ ngơi, có thể sử dụng gạc ấm đắp lên vùng hông bị đau.
- Bà bầu cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh đau hông khi ngủ.
- Thực hiện các bài thể dục giảm đau hông theo hướng dẫn của chuyên gia cũng là một cách tốt để hạn chế tình trạng này.
- Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa phụ sản trước khi dùng.
Mặc dù đây là tình trạng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu đau hông trái kéo dài kèm theo các triệu chứng sau, bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Đau hông trái dữ dội, đau liên tục trong thời gian dài, đau lan sang vùng bụng trên hoặc dưới.
- Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi.
- Phần thắt lưng khó chịu, bị mỏi.
- Âm đạo bị chảy máu.
- Không cảm nhận được sự xuất hiện của thai nhi.
Nhiều chị em phụ nữ đau hông khi mang thai tháng cuối khiến họ càng lo lắng hơn. Tuy nhiên, đây là tình trạng không quá nghiêm trọng và không chỉ diễn ra ở tháng cuối mà có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai.
Vì vậy, bạn có thể áp dụng các biện pháp trên để hạn chế tình trạng đau hông. Ngoài ra, nếu những cơn đau kéo dài, để an toàn nhất bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được tư vấn.
Bà bầu bị đau hông trái là tình trạng khá bình thường và không ảnh hưởng nhiều ngoài những tác động khó chịu đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu các cơn đau đi kèm với các triệu chứng khác thì bà bầu cần theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời.