Các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả? Mẹ bầu nên làm gì khi bé bị hăm do tã? Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi bé bị hăm mông?
- Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì để khắc phục và đảm bảo an toàn?
- Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không?
Nội dung bài viết
Mùa hè là thời điểm mà bé có nguy cơ cao bị hăm tã, tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ để tình trạng hăm của bé kéo dài sẽ khiến bé yêu cảm thấy đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà bố mẹ có thể thực hiện tại nhà.
Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng hăm tã hay còn gọi là phát ban tã, xảy ra khi vùng da tiếp xúc với tã của bé bị phát ban. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 8 tháng đến 12 tháng thường gặp phải tình trạng hăm tã. Đây là thời điểm chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi khiến cho thành phần hóa học trong phân và nước tiểu vì vậy mà thay đổi theo. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng hăm tã của bé bằng mắt thường qua các triệu chứng sau:
- Vùng da quấn tã hoặc vùng da xung quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, có cảm giác rát kèm theo mùi khia, hiện tượng này lan từ hậu môn đến mông và đùi.
- Đối với những trường hợp bé bị hăm tã nặng, da sẽ chuyển sang tình trạng loét, chảy nước, thậm chí là chảy máu và mủ.
- Trẻ bị hăm tã sẽ bị đau lúc đi vệ sinh, quấy khóc nhiều hơn, chán ăn, khó ngủ từ đó giảm cân nặng một cách nhanh chóng.
Tìm hiểu nguyên nhân để chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh có rất nhiều. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do phân và nước tiểu của bé bị đọng lại quá lâu hay mẹ mặc tã cho bé khi da còn ẩm ướt. Bên cạnh đó, bé sơ sinh có thể bị hăm tã do một số nguyên nhân dưới đây:
- Da bị kích ứng với chất liệu của tã lót.
- Bé bị quấn tã quá chật.
- Bé sơ sinh bị tiêu chảy trong thời gian dài...
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa là một loại dưỡng chất tự nhiên có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả, những đặc tính này có công dụng trị hăm tã. Để sử dụng dầu dừa trị hăm tã, bạn chỉ cần thoa một lớp thật mỏng lên vùng da bị phát ban để làm dịu, giúp da bé ẩm và mềm hơn. Bạn cần lưu ý rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi thoa và sử dụng dầu dừa nguyên chất để có được hiệu quả tốt nhất.
Trị hăm tã cho bé bằng sữa mẹ
Sử dụng sữa mẹ để trị hăm cho bé là một cách thức hiệu quả lại ít tốn kém nhất. Sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần có tính chất kháng sinh tự nhiên, có công dụng diệt khuẩn, làm sạch da và giảm triệu chứng hăm tã. Bạn có thể sử dụng sữa mẹ trị hăm tã cho bé bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm sau đó để khô trước khi cho bé mặc tã mới.
Sử dụng giấm để trị hăm tã cho bé
Trong nước tiểu có tính kiềm, nếu da bé tiếp xúc với nó trong thời gian dài có thể bị bỏng, từ đó dẫn đến hiện tượng hăm tã và phát ban. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng giấm để cân bằng độ pH. Cách trị hăm tã bằng giấm rất đơn giản, bạn cho nửa chén giấm hòa cùng nửa xô nước sau đó ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Bạn cũng có thể pha một thìa cà phê giấm trắng cùng với nước rồi dùng hỗn hợp dung dịch này để lau da bé ngay sau khi thay tã.
Dùng bột yến mạch để trị hăm cho bé
Trong yến mạch có chứa hàm lượng lớn protein, có khả năng làm dịu và là lớp bảo vệ tự nhiên hiệu quả cho da bé. Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa hợp chất saponin với tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn từ các lỗ chân lông.
Để thực hiện cách thức này, bạn hãy hòa một muỗng yến mạch khô vào cùng với nước tắm của bé, để bé ngâm trong bồn tắm từ 10 phút đến 15 phút sau đó mới tắm lại bằng nước ấm sạch cho bé. Mẹ nên tắm cho bé bằng yến mạch hai lần một ngày nếu thấy tình trạng hăm tã của bé nghiêm trọng hơn bình thường.
Dùng lá lô hội trị hăm tã cho bé
Lá lô hội có đặc tính chống viêm và chứa nhiều vitamin E, đây là lợi thế của lô hội trong việc điều trị hăm tã cho bé. Cách dùng lá lô hội để trị hăm tã cho bé như sau:
- Đầu tiên bạn cắt một lát lá lô hội mỏng.
- Sau đó bạn làm sạch vùng da bị hăm và dùng lá lô hội thoa lên một cách nhẹ nhàng.
- Sau khi để khô lớp lô hội bạn mới mặc tã cho bé.
Khi sử dụng lô hội để trị hăm, bạn nên lựa chọn những lá lô hội ở những địa chỉ uy tín, không chứa thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để không làm tổn thương da của bé yêu.
Sử dụng tinh dầu tràm trị hăm tã cho bé
Nhờ có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm là một trong những loại tinh dầu được khuyên nên sử dụng để điều trị hăm tã cho bé. Bạn có thể kết hợp 3 giọt tinh dầu tràm cùng tinh dầu nến sau đó nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm do tã của bé. Tình trạng da của bé sẽ được cải thiện sau vài ngày.
Bài viết đã tổng hợp những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh từ những nguyên liệu dễ tìm cùng những cách thức rất đơn giản. Mẹ có thể tham khảo và tìm hiểu cách thức phù hợp với bé yêu nhà mình để cải thiện tình trạng hăm tã một cách hiệu quả nhất.