Trong những ngày hè nắng nóng, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều trên cơ thể. Điều này làm các vùng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Do đó, các mẹ phải biết điều này mà dễ dàng xử lý cho con nhé.
- Những dấu hiệu cơ bản nhận biết thai chết lưu, bạn cần phải biết để có thể bảo vệ cả mẹ lẫn con
- 4 dấu hiệu nhận biết con vừa mới chào đời thông minh hay không? Mẹ nhìn là biết ngay
Hăm da là gì?
Hăm da hay còn được gọi là viêm da. Là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu của hăm ở trẻ nhỏ thường gặp ở các vùng da nếp gấp. Ban đầu có thể chỉ là hơi ửng đỏ. Sau xuất hiện nhiều hơn sẽ dần thành các nốt mẩn đỏ. Đây là các vị trí thường xuyên cọ sát. Để lâu ngày có thể tạo ra dịch, gây lở loét da. Vùng hăm da cũng có cảm giác nóng hơn các chỗ khác. Vì đau, rát nên con nhỏ sẽ khó chịu, dẫn đến khó ngủ và quấy khóc bất kỳ lúc nào.
Nguyên nhân gây ra hăm da ở trẻ nhỏ
- Da bé bị đổ mồ hôi nhiều dẫn đến tình trạng ẩm ướt kéo dài. Đặc biệt là các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, háng,…
- Do tã để ướt quá lâu dẫn đến da bị nhiễm bẩn.
- Do bé có cơ địa da nhạy cảm. Nên dễ bị dị ứng với quần áo hoặc loại tã bỉm đang sử dụng.
Các vị trí trẻ dễ bị hăm nhất trên cơ thể và cách xử lý mẹ nào cũng phải biết
Vùng da tiếp xúc với tã bỉm
- Hay còn gọi là hăm tã. Hăm tã thường do bé không được thay tã thường xuyên. Tã bị để trong tình trạng ẩm ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và tấn công da bé. Một lý do thường gặp nữa là loại tã bé sử dụng không phù hợp. Tã quá chật, bí bách, thấm hút kém khiến da bé luôn ẩm. Hoặc chất liệu thô ráp cọ xát da bé gây hăm ở da. Vì vậy, mẹ cần quan tâm các tiêu chí để lựa chọn loại tã phù hợp nhất cho bé nhé.
- Cách xử lý hăm tã ở trẻ:
+ Cách 3 – 4 giờ kiểm tra tã cho bé. Thay tã thường xuyên giúp da bé luôn được giữ trong tình trạng sạch sẽ và thông thoáng.
+ Vệ sinh vùng da quanh mông đúng cách. Khi da bị hăm sẽ rất nhạy cảm, mẹ có thể dùng nước sạch lau nhẹ các vùng da quanh mông và háng. Mẹ không nên lau hoặc chà xát mạnh sẽ khiến da bị tổn thương thêm. Thay vì sử dụng khăn vải thông thường. Mẹ có thể dùng khăn ướt chuyên dụng giúp làm sạch chất bẩn và các vi khuẩn gây hại.
+ Thay loại tã bỉm đang sử dụng cho bé. Lưu ý chọn loại tã ôm vừa vặn với bé, để bé vừa thoải mái khi mặc mà không bị tràn ra ngoài. Mẹ nên chọn những loại tã được thiết kế phù hợp với khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam.
Các vùng da có nếp gấp trên cơ thể
Vùng da có nếp gấp trên cơ thể là nơi trẻ dễ bị hăm nhất, đặc biệt ở những trẻ bụ bẫm. Trên cơ thể sẽ có rất nhiều vùng nếp gấp hay ngấn. Những tháng đầu sau sinh, các bé thường nằm 1 chỗ, ít vận động. Nếu môi trường không đủ thoáng mát, các vị trị này dễ toát mồ hôi. Nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ trở thành môi trường lí tưởng cho bụi bẩn và các loại vi khuẩn. Từ đó dễ dẫn tới tình trạng hăm ở trẻ nhỏ.
Vùng da cổ
Các vết hăm ở vùng ngấn cổ nguyên nhân do mẹ không vệ sinh cẩn thận cho bé. Mồ hôi bị ứ đọng hoặc nước, sữa và thức ăn thừa rơi vãi không được lau kĩ cũng gây ra vết hăm ở trẻ. Cổ và vải áo cọ xát thường xuyên với da cũng gây ra các vết hăm ở vùng này.
Để khắc phục các vết hăm ở cổ, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, từ chất liệu bông tự nhiên mềm mại để giảm cọ xát với da. Mẹ cũng cần thường xuyên lau sạch vùng da cổ cho bé bằng khăn mềm để giữ cho da bé luôn khô thoáng.
Các ngấn tay, ngấn chân
Như đề cập ở trên, phần ngấn này thường xuất hiện ở các bé phát triển cân nặng nhanh. Các ngấn tay, ngấn chân có thể tích tụ mồ hôi và cả các sợi vải từ quần áo bé mặc. Tuy nhiên mẹ thường không để ý đến vệ sinh vùng da này nhiều. Từ đó dễ phát triển các chứng hăm ở trẻ
Đối với vùng ngấn tay, ngấn chân, mẹ nên chú ý lau sạch da cho bé bằng khăn mềm hoặc khăn ướt sát khuẩn. Sau đó có thể bôi kem chống hăm hoặc sử dụng phấn rôm là cách phòng ngừa hăm ở trẻ hiệu quả nhất cho vùng da này. Mẹ nên nghiên cứu về các thành phần trong kem chống hăm. Tránh chọn phải các loại kem có chứa chất độc hại, gây kích ứng ngược cho da bé.
Phần vành tai
Phần vành tai của trẻ khá nhỏ nên khó vệ sinh. Nếu vệ sinh không kỹ thì phần mồ hôi, dầu tiết ra sẽ giữ các bụi bẩn, trở thành môi trường sống cho vi khuẩn và nấm. Dấu hiệu hăm ở vùng da này là vành tai bị đóng vảy và có mùi hôi khó chịu.
Với vành tai, mẹ có thể dùng tăm bông loại nhỏ, nhẹ nhàng lau để có thể vệ sinh tai kĩ nhất cho bé. Khu vực này mẹ không nên sử dụng kem chống hăm. Vì bé có thể chạm tay vào rồi lại ngậm vào miệng. Phấn rôm cũng không được khuyến khích sử dụng. Vì các hạt phấn có thể gây ra các chứng về hô hấp của trẻ. Mẹ có thể dùng dầu dừa tự nhiên để thay thế cho các sản phẩm trên. Dầu dừa vừa lành tính lại có thể tạo hàng rào bảo vệ tốt cho da bé.