Tắc tuyến lệ rất thường gặp ở trẻ em, đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề: viêm, nhiễm trùng, ngứa, thậm chí là mù.
- Những kỹ năng cần thiết giúp trẻ chậm nói nhanh biết phát âm chuẩn
- Quả cóc - món ăn vặt ngon, "rất cuốn" mẹ bầu nào cũng mê và hàng loạt tác dụng bất ngờ
Tuyến lệ là gì?
Tuyến lệ được hình thành từ trong hệ xương của mắt, bắt đầu từ rãnh mũi, mắt nằm giữa mầm mũi ngoài và mầm hàm trên.Tuyến lệ ở người gồm 2 loại: Tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Tuyến lệ chính nằm giữa hố lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu, gồm 2 phần: Một phần tuyến lệ hốc và một phần tuyến lệ mi.
Trong trường hợp bị kích thích (xúc động, viêm hoặc bị bụi kết mạc), sẽ tiết nhiều nước mắt và bị chảy nước mắt.Tuyến lệ phụ gồm rất nhiều tuyến nhỏ, nằm dưới kết mạc. Dịch tiết (nước mắt) rửa sạch phần trước mắt và sau đó chảy theo ống lệ xuống xoang mũi. Dịch tiết làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ do có một lượng nhỏ chất diệt khuẩn.
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ do đâu?
Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do tuyến lệ của bé chưa được phát triển hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sau:
• Ống dẫn nước mắt quá hẹp• Van ở cuối tuyến lệ không mở đúng cách
• Các lỗ mở ở mí mắt mà nước mắt thường chảy qua không phát triển đúng cách.Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ ít phổ biến hơn, bao gồm
• Bệnh poplyp mũi
• U nang hoặc khối u
• Tuyến lệ bị tổn thương
• Xương mũi chặn đường dẫn mà nước mắt thường chảy vào mũi
• Nhiễm trùng gây sưng ở mặt, gây quá nhiều áp lực lên ống dẫn nước mắt.
Dấu hiệu nhận biết tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
Khi bé bị tắc lệ đạo biểu hiện dẽ nhận thấy là hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt.Điều cha mẹ dễ nhận thấy là mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi, ngấn đầy nước mắt, thậm chí nước mắt rơi thành giọt. Khi bé biết đưa tay thì hay dụi mắt, đỏ da bờ mi. Viêm kết mạc (mắt đỏ) kéo dài và tái đi tái lại.
Phòng ngừa bệnh tắc tuyến lệ
Cách phòng ngừa bệnh tắc tuyến lệ Việc phòng ngừa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh rất khó vì trẻ thường mắc ngay khi chào đời và sẽ tự khỏi sau một thời gian từ 1- 2 năm. Những trường hợp bị chấn thương ở mắt để tránh bị tắc tuyến lệ cần điều trị dứt điểm và tránh các bệnh nhiễm trùng bằng cách:
• Tránh tiếp xúc với các bệnh nhân đang bị viêm kết mạc.
• Thường xuyên rửa tay sạch và kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
• Khi có cảm giác ngứa mắt hay xốn mắt, không nên dụi hay chà mắt.
• Không nên dùng chung mỹ phẩm hay các dụng cụ trang điểm với người khác đặc biệt là các loại bút kẻ mắt và thuốc bôi mi.