Hầu hết trẻ khi lên 6 tháng tuổi thường được phụ huynh bắt đầu tập cho ăn dặm. Tuy nhiên, bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày hay những thực phẩm ăn dặm nào phù hợp với trẻ thì không hẳn ai cũng biết. Vậy bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
- Ngon miệng hơn nếu khoai tây nghiền phô mai được nấu theo cách này
- Tổng hợp những món ngon cho bé biếng ăn mẹ nên thử
Bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm thế nào là đủ
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên cho trẻ ăn dặm nếu như chưa đủ 6 tháng tuổi cũng như không nên trì hoãn việc cho trẻ ăn dặm quá lâu. Thời điểm thích hợp để cho trẻ bắt đầu tập ăn là khi trẻ bước sang 6 tháng tuổi. Vậy bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày? trẻ mấy tháng thì cho ăn ngày 3 bữa?
Khi mới bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên giới thiệu từng loại thức ăn cho bé một cách chậm rãi. Trẻ có thể kết hợp vừa uống sữa, vừa ăn dặm trong độ tuổi này. Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ uống sữa và cứ sau 2-3 tiếng thì có thể cho trẻ ăn dặm. Bữa ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi là khoảng 2- 3 bữa/ngày.
Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên để bé có thể quen dần với việc tập ăn, khi bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn sữa vào bữa đầu tiên để hệ tiêu hóa làm quen dần với việc tiêu hóa. Lịch ăn dặm cho bé, bạn có thể tham khảo:
- Bữa ăn sáng (7:30 - 8:00): Cho trẻ ăn hoa quả hoặc rau củ nghiền
- Bữa trưa (11:30 - 12:30): Cho ăn các loại ngũ cốc, yến mạch hay lúa mạch.
- Bữa tối (6:00 - 7:00): Cho ăn rau xanh, hoa quả hay ngũ cốc.
Ngoài ra, trong những bữa nhẹ, mẹ có thể cho trẻ ăn súp, trái nghiền hoặc sữa. Loại thức ăn đầu tiên cho trẻ ăn dặm gồm các món ăn được xay nhuyễn, chắt lọc để giúp cho trẻ dễ nuốt cũng như tiêu hoá dễ dàng, ngoài ra phải có tỷ lệ dị ứng thấp.
Một số thực phẩm cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Nhiều phụ huynh thường thắc mắc liệu bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu ml? Hay trẻ 6 tháng ăn bao nhiêu bột là vừa đủ. Tuỳ vào thể trạng cơ thể và tính thích nghi với đồ ăn mà mẹ có thể cân chỉnh liều lượng thức ăn cho phù hợp. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn của trẻ.
Sữa: Tiếp tục cho trẻ dùng sữa mẹ/sữa công thức bởi sữa là nguồn bổ sung dinh dưỡng quan trọng cho trẻ. Cứ 2-3 tiếng thì cho trẻ dùng sữa mẹ một lần hoặc tuỳ theo nhu cầu.
Trái cây: Táo, bơ, chuối, xoài, đu đủ, lê, bí đỏ.. là những thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm.
Rau củ: Trẻ có thể tiêu hoá dễ dàng những loại rau củ luộc chín, nghiền nhỏ như đậu xanh, khoai lang, cà rốt, bí và khoai tây.
Ngũ cốc, các loại hạt: Ngũ cốc và những loại hạt như gạo, yến mạch, lúa mạch bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thịt: Có thể cho trẻ ăn thịt gia cầm, cá được hầm nhừ, nghiền nhỏ, lưu ý bỏ xương kỹ trước khi cho trẻ ăn.
Biểu hiện cho thấy trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm
Giai đoạn 6 tháng tuổi được xem là cột mốc quan trọng của trẻ, trẻ dần tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên để xác định bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày, mẹ cần phải xem xét xem liệu trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm chưa, để biết được điều đó, phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện sau của trẻ:
- Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi so với khi mới sinh
- Trẻ biết giữ đầu thẳng, có thể tự ngồi để mẹ đút thức ăn
- Trẻ biết đưa môi dưới để nhận thức ăn từ muỗng khi được cho ăn
- Trẻ biết ngoảnh đầu sang nơi khác khi không muốn ăn, việc này giúp cha mẹ chọn lựa được món ăn thích hợp với khẩu vị của trẻ
- Lưỡi trẻ không còn phản xạ đẩy vật lạ
- Trẻ thể hiện thích thú với thức ăn được cho ăn.
Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm
Thay vì quan tâm nhiều đến việc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày, phụ huynh nên chú trọng vào các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm để giúp trẻ thích nghi với việc ăn uống dễ dàng hơn.
Cho trẻ dùng thức ăn loãng trước
Đây là nguyên tắc cần ghi nhớ để việc ăn dặm của trẻ được suôn sẻ, đây là nguyên tắc để giúp cho trẻ không bị phản ứng thức ăn lạ, hệ tiêu hóa của trẻ cũng có thể bắt kịp với quá trình tiêu hóa thức ăn phức tạp hơn.
Tập cho ăn từng ít một
Đây là quy tắc rất quan trọng để tránh hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện của trẻ hoạt động quá sức. Khi mới tập cho trẻ ăn dặm, mẹ nên tập cho ăn bột với 1-2 muỗng, rồi tăng lên 1⁄3, tiếp theo mới đến nửa bát ăn mỗi bữa, có thể cho trẻ ăn 2-3 bữa/ ngày. Kể cả bé có ăn ngon miệng và nhanh chóng ăn hết sạch phần bột đã chuẩn bị trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thêm vì nếu ăn nhiều, trẻ dễ bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
Ăn từ ngọt đến mặn
Giai đoạn ăn dặm ban đầu, nên cho trẻ ăn các món vị ngọt trước, ví dụ bột có vị sữa, trẻ sẽ đón nhận dễ dàng hơn với các món mới khi có vị sữa quen thuộc. Sau khoảng 2-4 tuần, có thể cho trẻ ăn bột mặn được chế biến từ thịt, cá,...
Chú trọng xây dựng bữa ăn đa dạng
Nghĩa là bữa ăn dặm của trẻ cũng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng để giúp trẻ có thể phát triển tốt. Theo đó, khi xây dựng khẩu phần của trẻ nên đảm bảo có đầy đủ những nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm bột đường: gạo, bánh mỳ, bột mỳ, bún, phở, khoai...
- Nhóm đạm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu nành, những sản phẩm từ đậu nành, các loại đậu khác...
- Nhóm chất béo: dầu, bơ, mỡ, phô mai và những loại hạt có chứa dầu.
- Nhóm vitamin, khoáng chất: rau củ và những loại trái cây tươi.
Không nên thêm mắm/muối vào thức ăn dặm
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng nếu cho thêm chút mắm, muối vào trong thức ăn của trẻ sẽ giúp món ăn đậm đà, kích thích vị giác. Nhưng thực tế là hoàn toàn sai. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ không nên cho muối vào trong thức ăn dặm của trẻ vì thận trẻ lúc này vẫn còn yếu. Vì thế, khi nêm thêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận trẻ làm việc quá tải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Mẹ có thể cho thêm một chút dầu ăn khi nấu thức ăn dặm. Mỡ/dầu ăn vô cùng quan trọng với trẻ. Dầu ăn sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, lại giàu năng lượng và có khả năng hòa tan những chất khác, giúp hệ tiêu hóa hấp thụ dễ hơn. Ngoài ra, dầu ăn cũng là yếu tố rất quan trọng để giúp cơ thể trẻ có thể hấp thu tốt canxi, vitamin D.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
- Cẩm nang ăn dặm: Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì?
Không ép trẻ ăn
Khi trẻ không muốn ăn hoặc tỏ ra khó chịu việc ăn dặm, nên cho trẻ tạm ngưng ăn dặm một thời gian khoảng 5-7 ngày rồi tiếp tục tập luyện để trẻ không cảm thấy căng thẳng khi ăn dặm.
Trên đây là một vài thông tin về việc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày mà bạn có thể tham khảo để xây dựng bữa ăn phù hợp cho trẻ nhà mình. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, để giúp trẻ phát triển tốt cần phải có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nếu bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ dẫn đến các bệnh thừa hoặc suy dinh dưỡng, làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả về thể chất và vận động của trẻ.