Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì để đảm bảo mẹ khỏe, bé phát triển tốt trong suốt giai đoạn của thai kỳ? Cùng xem đáp án nhé!
Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì? Câu trả lời đầy đủ sẽ giúp mẹ nắm được mức độ quan trọng của hiện tượng này và có biện pháp khắc phục kịp thời trước khi quá muộn.
1. Nguyên nhân và tác hại thiếu máu ở bà bầu
Thiếu máu, thiếu sắt là tình trạng không khan hiếm ở Việt Nam, theo viện dinh dưỡng quốc gia thì có tới 36,8% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này. Thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng gì tới mẹ và bé?
Khi thiếu máu, mẹ sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, tóc rụng, móng tay và chân nhợt nhạt, sắc mặt trắng xanh, sưng phù nhẹ và thường xuyên bị ù tai, choáng váng, hụt hơi, chán ăn, rối loạn đại tiện.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu nhưng hầu hết các chị em đang mang thai gặp phải sự thiếu hụt về sắt. Khi có thể bị thiếu sắt sẽ gây ra nhiều hậu quả cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đối với mẹ bầu sẽ bị thiếu oxy, nhẹ thì có các biểu hiện yếu sức, rối loạn hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, tăng huyết áp thai kỳ, trường hợp nặng thì tiền sản giật, vỡ ối sớm, nhau bong non, nhau tiền đạo, dễ sảy thai và các di chứng sau sinh như băng huyết, nhiễm trùng hậu sản.
Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đối với thai nhi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng như nhẹ cân, sinh non, suy thai, trí não kém phát triển, thậm chí là khiếm khuyết do trong quá trình hình thành các tế bào bị thiếu chất sắt. Trẻ khi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn các đứa trẻ khác. Có thể nói thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu là một việc ảnh hưởng cực xấu đến cả mẹ và bé, là một sự cảnh báo lớn cho những ai đang mang thai.
Bà bầu nên ăn gì khi bị thiếu máu
Bà bầu nên ăn gì khi bị thiếu máu? Thai kỳ rất quan trọng vì đây là giai đoạn thai nhi tích trữ sắt để hình thành các sắc tố để cấu thành các tế bào, các cơ quan chức năng và hoàn thiện. Lượng sắt thai nhi cần là 250 – 300mg, nếu bị thiếu lượng sắt này thì khả năng bé sinh non rất cao. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé tránh bị bệnh thiếu thì chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các chất giàu sắt là rất cần thiết.
Các chất sắt thường có trong thực phẩm hằng ngày, đây là cách đưa sắt vào cơ thể tự nhiên nhất mà không cần dùng thuốc, nên các mẹ khi mang thai lưu ý chú trọng đến các thức ăn nạp cho cơ thể trong bữa ăn hằng ngày nhé!
Bà bầu có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt có màu đỏ đậm có trong thịt bò, thịt heo, thịt cừu, tim và gan, sò ốc, lòng đỏ trứng, cá, nghêu, hàu hay các loại thực phẩm khác như đậu, ngũ cốc, các loại rau màu xanh đậm bao gồm bí ngô, cải xoong, súp lơ, cải xanh, mồng tơi, tần ô và trái cây khô.
Sản phụ thiếu máu ăn gì để đảm bảo cho thai nhi phát triển hoàn thiện và không bị thiếu máu trong thai kỳ? Vitamin cũng hỗ trợ quá trình hấp thụ chất sắt tốt hơn, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều trái cây có vitamin C và axit folic. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như bông cải xanh, bí đao, nấm, ớt chuông, mùi tây, rau diếp cá, xà lách và vitamin đến từ quả lý đen, ớt đà lạt và các loại trái cây tươi như dâu tây, kiwi, đu đủ, bưởi, cam, quýt.
Thực đơn bổ sung máu cho bà bầu
Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì? Chắc hẳn các mẹ đã biết cách chế biến các nguyên liệu chứa chất sắt theo khẩu vị cho thực đơn hằng ngày của mình. Tuy nhiên, làm sao để ăn với một lượng vừa đủ vì cơ thể mẹ khi mang thai cần bổ sung nhiều dưỡng chất khác nữa, nếu chỉ tập trung vào sắt mà quên lãng các chất khác sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hai mẹ con. Sau đây là một vài gợi ý thực đơn bổ sung máu cho bà bầu, mẹ bầu tham khảo nhé!
Thực đơn cho ngày thứ 1:
Bữa sáng: mẹ ăn 1 bát cháo bột yến mạch bằng cách pha 2, 3 thìa bột yến mạch với nước sôi là đảm bảo dinh dưỡng cho một bữa sáng rồi, vào bữa phụ xế sáng, có thể dùng thêm trái cây như chuối, đu đủ, kiwi, ổi, quýt, cam.
Bữa trưa: thực đơn cho bữa trưa sẽ bao gồm 50gram thịt bò, khoảng 90 gram cá, 500gram trái cây và 1 cây súp lơ xanh. Cá ăn kèm sẽ giúp bé có omega 3 phát triển trí não rất tốt. Vào bữa phụ có thể ăn thêm trái cây khô hoặc các loại hạt.
Bữa tối: thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong bữa tối sẽ nhẹ nhàng hơn, gồm có 2 quả trứng gà luộc, 1 bát canh bí đỏ nấu thịt băm, 500 gram trái cây như ổi, kiwi, cam và 1 ly sữa nóng.
Thực đơn cho ngày thứ 2:
Bữa sáng: bữa sáng có rất nhiều món nước để mẹ lựa chọn như phở gà, phở bò, bún mọc, bún riêu, lượng thịt và nước xương hầm trong đó sẽ cung cấp hàm lượng sắt cho mẹ bầu. Tốt nhất mẹ nên tự nấu để đảm bảo chất lượng thực phẩm giàu chất sắt và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bữa xế phụ có thể cung cấp thêm vitamin C từ các loại trái cây.
Bữa trưa: Bữa trưa có thực đơn gồm cá kho, thịt kho trứng gà, canh cua rau đay hoặc cải nấu với cá, mướp xào hoặc rau muống xào. Vào buổi xế chiều, mẹ cần bổ sung thêm vài miếng cam tươi và hạt khô.
Bữa tối: thực đơn cho bữa tối cũng rất giàu chất sắt, gồm có thịt bò xào hành tây hoặc cần tay, rau bí xào tỏi, đậu hũ nấu hành, rau củ nấu chay. Bữa phụ nên ăn thêm 1 quả chuối và 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
Thực đơn cho ngày thứ 3:
Bữa sáng: vào ngày thứ 3, mẹ nên ăn sáng cùng bánh mì kẹp trứng gà hoặc giò chả, thịt áp chảo kèm 1 ly sữa và 1 quả táo. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng vì cơ thể rất cần năng lượng sau 1 đêm ngủ dài.
Bữa trưa: thực đơn cho bữa trưa bao gồm cá kho, tôm rim, rau cải thìa hoặc súp lơ xào, canh mướp hoặc canh bí xanh. Vào bữa phụ ăn thêm 1 cái bánh bao mặn hoặc ngọt và 1 ly sữa.
Bữa tối: bữa tối có thực đơn là đậu hũ nhồi thịt băm hoặc cà chua nhồi thịt, đậu đũa xào hoặc mướp đắng xào trứng và 1 bát canh mướp đắng nhồi thịt. Bữa phụ trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng bổ sung thêm 1 ly sinh tố hoa quả và 1 hộp sữa chua.
Thực đơn cho bữa ăn rất đa dạng, bữa thứ 4, thứ 5, thứ 6 mẹ có thể lặp lại thực đơn, biến tấu hoặc sáng tạo ra nhiều cách chế biến khác hấp dẫn, thơm ngon và đảm bảo đủ lượng sắt trong ngày và đừng quên nạp các chất dinh dưỡng khác đầy đủ mà cơ thể cần.
Mong rằng những thông tin bổ ích được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng khi mang thai, có các biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra và không còn băn khoăn bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì nữa! Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt, một thai nhi khỏe mạnh, thông minh và một quá trình vượt cạn thành công!