Để trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt thì ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng, các mẹ cũng cần tham khảo và tập những thói quen này cho con.
- Trẻ được sinh ra vào 3 khung giờ này, dự đoán lớn lên cả đời an nhàn sung sướng
- Trẻ có 3 nốt ruồi ở vị trí này dự đoán sẽ có tương lai sáng chói, cuộc sống an nhàn sung sướng
“3 nên”:
1. Đa dạng các món ăn cho trẻ
Làm quen với nhiều thực phẩm có hương vị và kết cấu khác nhau:
Ăn đa dạng không có nghĩa là cùng lúc cho con ăn càng nhiều loại thực phẩm càng tốt đâu ạ. Từ tháng thứ 8 trở đi, như em nói ở trên, khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, mình cần cho con thử đa dạng thực phẩm, nhưng mẹ khéo cần tinh ý chia lượng thức ăn vừa đủ và kết hợp với nhiều bữa ăn khác nhau mẹ nhé. Từ đó, các con cần có thời gian để thích nghi, học cách nhai, đảo và nuốt thức ăn, nên mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm tùy vào từng giai đoạn như sau:
Trước giai đoạn ăn dặm – dưới 8 tháng: thịt gà, lòng đỏ trứng gà, cá thịt trắng (cá lóc, cá điêu hồng); rau củ (bí đỏ, cà rốt, bông cải, khoai lang, cải ngọt, cải bó xôi).
Giai đoạn ăn dặm – 8 đến 12 tháng tuổi: Mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thịt (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), hải sản (tôm), rau củ (cà chua, nấm, bắp cải, rau dền, mồng tơi)
Bởi vậy, bên cạnh thịt, cá, trứng, bí… mẹ hãy thử cho con ăn thêm các loại rau có lá màu xanh thẫm nha. Ví dụ như rau muống, cải bó xôi, rau ngót… Quan trọng hơn, mẹ hãy nhớ đổi món cho con mỗi ngày hoặc tốt hơn nữa là mỗi bữa, kết cấu món ăn từ lỏng đến đặc, vị từ ngọt đến mặn nha.
2. Cho bé tự xúc cơm ăn
Khi con bạn đã lớn hơn và có thể tự ăn, các mẹ nên chủ động tập cho bé tự xúcthức ăn, như thế vừa tạo nên thói quen tốt cho bé và giúp bé cảm thất ăn ngonmiệng hơn. Quan trọng là các chị em nên nhớ rửa thật sạch tay cho con trước khi bé ăn. Phụ huynh cũng nên tập cho bé tự bốc hoa quả, tự xúc thức ăn, mì sợi đưa vào miệng, đây cũng là một mẹo cho bé ăn nhanh hơn mà dân gian thường truyền tai nhau.
Ban đầu, con bạn có thể còn vụng về, có thể bé sẽ làm thức ăn dây ra khay, quần áo, bàn ghế, hoặc rơi vãi xuống sàn nhà. Tuy nhiên, đừng quát mắng con, hãy để bé tự tập dần, như thế trẻ sẽ thành thạo hơn với việc xúc ăn và xem đó như là mộtviệc đương nhiên phải thực hiện. Đến khi con bạn đã thành thạo và tự ăn tốt, cácmẹ cũng sẽ không còn phải nhọc công để đút cho con mình ăn nữa.
3. Bày biện các món ăn đẹp mắt, gây hứng thú cho con
Việc đầu tư cho bé một bộ bát đĩa, thìa nĩa dễ thương, bắt mắt chắc chắn sẽ tạo hứng thú ăn uống cho bé hơn rất nhiều. Một chiếc bát có hình mèo, thỏ ngộnghĩnh, chiếc cốc nước đúng màu bé thích cũng khiến trẻ thích thú, vui vẻ hơn. Chị em cũng cần bỏ một ít thời gian để trang trí các món ăn sao cho thật sinh động,đẹp mắt để giúp trẻ ăn ngon và ăn nhiều hơn. Các mẹ nên biến tấu các món ănhàng ngày thành những hình thù nhìn mới lạ, đáng yêu, chắc chắn sẽ dụ dỗ được con mình muốn ăn ngay lập tức.
3 “không”
1. Không vừa ăn vừa xem
Không dùng các phương tiện giải trí như máy tính bảng, tivi hay bày xung quanh bé một đống đồ chơi để mua chuộc bé. Những trò này ban đầu có vẻ hiệu quả. Tuy nhiên, bé sẽ trở nên bị lệ thuộc và khi không được chơi thì dứt khoát không ăn.
2. Không ép con ăn dưới mọi hình thức
Không ép bé ăn một cách cứng nhắc, dừng ăn khi thấy bé đã đủ no và hãy để bé có cảm giác đói bụng, bé sẽ ăn ngon hơn.
3. Không cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn bữa chính
Ăn vặt trước giờ ăn vô tình đã làm tan cơn đói của trẻ, trẻ sẽ không còn cảm giác đói để ăn uống tự nguyện tự giác nữa. Như vậy bữa ăn của trẻ lúc này sẽ dễ trở thành cuộc chiến với cả mẹ và con.