7 cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhàn tênh, điều đầu tiên bố mẹ đừng bỏ qua

Nuôi dạy con 19/02/2022 06:00

Trong cuộc sống, trẻ sẽ có không ít lần đối mặt với cảm giác sợ hãi. Thế nhưng, trẻ vẫn cần phải học cách vượt qua để tiến về phía trước.

Trong quá trình lớn lên, một đứa trẻ phải đối mặt với vô số điều mới lạ, chẳng hạn như bạn bè mới, lần đầu tập lái xe, thi đấu các môn thể thao… Trước những điều mới lạ này, trẻ không thể tránh khỏi có những lúc sợ hãi khi lần đầu tiếp xúc. Trong trường hợp này, bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi?

Khi đối mặt với một điều gì đó mới lạ, tùy theo từng đứa trẻ sẽ có những cảm xúc khác nhau. Việc trẻ tỏ ra lo lắng hay căng thẳng là điều rất bình thường, miễn là nó không nên kéo dài quá lâu, cảm xúc trở nên dữ dội hoặc xảy ra quá thường xuyên.

7 cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhàn tênh, điều đầu tiên bố mẹ đừng bỏ qua - Ảnh 1
Bố mẹ nên giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi. (Ảnh minh họa)

 

Lo lắng, sợ hãi trước điều gì đó mới lạ thực chất là một tín hiệu thận trọng. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người trước sự thay đổi hoặc thách thức. Lo lắng chính là cách bộ não suy nghĩ: "Liệu mình đã sẵn sàng cho điều này chưa? Chuyện gì sắp xảy ra? Có an toàn không? Mình cần phải làm gì?".

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ?

Phần lớn trẻ sẽ né tránh những thứ mới mẻ hoặc mang tính thử thách. Thế nhưng, khi dám thử những điều mới lạ trong phạm vi an toàn và phù hợp với lứa tuổi, điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Khi vượt qua một thử thách mới, trẻ sẽ học được thêm kỹ năng và tăng thêm sự tự tin.

Bố mẹ có thể giúp trẻ đối mặt với những điều mới mẻ mà không để sự lo lắng kìm hãm bằng cách sau:

1. Dành thời gian cho con cái

Việc bố mẹ dành ra thời gian cho con cái mỗi ngày, dù đó chỉ là vài phút cũng mang lại nhiều lợi ích. Bố mẹ và con cái có thể cùng nhau làm những điều cả 2 thích, chẳng hạn như đi dạo, nấu ăn, vui chơi… Điều này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa 2 bên và tạo ra những khoảnh khắc để trẻ cởi mở hơn với bố mẹ một cách tự nhiên.

7 cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhàn tênh, điều đầu tiên bố mẹ đừng bỏ qua - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

 

2. Sẵn sàng lắng nghe trẻ nói

Không phải lúc nào giữa bố mẹ và con cái cũng có nhiều điều để nói và cũng không phải lúc nào trẻ cũng muốn nói về những điều chúng đang suy nghĩ. Thế nhưng, bố mẹ nên tỏ ra mình là người luôn sẵn sàng lắng nghe trẻ nói chuyện bất cứ lúc nào.

Khi trẻ muốn nói chuyện, bố mẹ hãy chú tâm lắng nghe. Bố mẹ nên để cho trẻ nói ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình, đừng quá vội vàng đưa ra lời khuyên, cứ để trẻ tâm sự một cách thoải mái nhất.

3. Thấu hiểu cảm giác của con cái

Bố mẹ nên nói cho trẻ biết mình thực sự hiểu những gì chúng nói và những cảm xúc trẻ trải qua là điều rất bình thường. Bố mẹ đừng nên nói "không có gì phải lo lắng cả", thay vào đó nên kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu cảm giác trẻ đang trải qua. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng chia sẻ thêm nhiều thứ.

7 cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhàn tênh, điều đầu tiên bố mẹ đừng bỏ qua - Ảnh 3
Ảnh minh họa.

 

4. Ủng hộ những gì trẻ làm

Khi trẻ cảm thấy mình có khả năng xử lý những vấn đề xảy ra, tốt nhất bố mẹ không nên can thiệp vào. Thay vào đó, bố mẹ nên ủng hộ những gì trẻ làm, dù điều đó có thể thất bại nhưng chắc chắn sẽ giúp trẻ học được nhiều kinh nghiệm. Bố mẹ nên tỏ ra mình sẵn sàng giúp đỡ khi con cái cần.

5. Giúp trẻ rèn luyện

Là một người đi trước có kinh nghiệm, bố mẹ có để đưa ra một số lời khuyên, giúp trẻ lập kế hoạch, chia nhỏ các công việc, từng bước xây dựng mục tiêu.

7 cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhàn tênh, điều đầu tiên bố mẹ đừng bỏ qua - Ảnh 4
Ảnh minh họa.

 

6. Khích lệ

Việc khen ngợi về những tiến bộ của trẻ chắc chắn sẽ khiến chúng cảm thấy rất vui sướng và thêm phần tự tin. Hơn nữa, những lời khen còn khiến trẻ cảm thấy thư giãn và không để những lo lắng tích tụ trong lòng.

7. Trấn an

Đôi khi trẻ sẽ cảm thấy lo lắng quá mức, lúc này bố mẹ nên trấn an để trẻ có thể bình tĩnh trở lại. Bố mẹ có thể nhắc nhở rằng, mình sẽ luôn ở đây giúp con cái vượt qua những khó khăn. Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy cho trẻ cách hít thở để thư giãn đầu óc.

Nếu trẻ thường xuyên lo lắng về mọi thứ, chúng sẽ không có hứng thú tham gia vào các hoạt động khác nhau. Việc lo lắng hay sợ hãi còn ảnh hưởng tới giấc ngủ và cả vấn đề ăn uống. Trong trường hợp nếu tình trạng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi vượt quá giới hạn, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ đúng cách.

Đừng để điểm số thi cử là 'ngòi nổ' của những dồn nén

Thành tích, thi cử đang khiến con trẻ gánh trên vai những áp lực không nhỏ dẫn đến những hành động dại dột. Cha mẹ, gia đình cần làm gì để con có một tuổi thơ đúng nghĩa?

TIN MỚI NHẤT