Đối với những ai làm bố mẹ lần đầu, thật khó tránh những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái.
- Người đứng đầu trường Đại học danh tiếng nói: Cha mẹ nhất định phải cho con gắn bó với 2 NƠI này, vì 1 tương lai nổi trội hơn bạn bè
- Con lười học, thay vì đánh mắng hãy đưa đến 4 nơi này
Có vô vàn những nỗi lo xoay quanh quá trình phát triển của một đứa trẻ. Chẳng hạn như bố mẹ lo lắng con mình thấp còi, mọc răng chậm, thiếu canxi, dậy thì sớm… Trên thực tế, bố mẹ rất khó tránh có những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái. Đặc biệt khi sống cùng với ông bà, có nhiều quan niệm dạy con rất lỗi thời nhưng vẫn được người lớn tuổi áp dụng.
Đây là những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái rất phổ biến nhưng vẫn được áp dụng hiện nay, bố mẹ đừng vì cả nể người lớn mà gây hại cho con mình.
1. Cần đóng cửa, kéo rèm suốt ngày lẫn đêm đối với trẻ sơ sinh
Khi một đứa trẻ mới chào đời, thị giác của chúng lúc này rất nhạy cảm, điều bố mẹ cần làm lúc này là chú ý tới ánh sáng tự nhiên thay vì đèn ngủ.
Thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất của con người. Giai đoạn đầu đời của trẻ rất quan trọng trong việc phát triển thị giác.
Chính vì thế, khi bé ngủ vào ban ngày chỉ nên sử dụng rèm chắn ánh sáng mạnh. Vào ban đêm, không nên sử dụng đèn ngủ suốt đêm. Ánh sáng quá mạnh không tốt cho trẻ sơ sinh.
Thay vì đóng cửa, kéo rèm suốt cả ngày, bố mẹ cần cho bé làm quen với sự luân phiên của ngày và đêm. Khi bé nhận biết được ánh sáng ban ngày và ban đêm khác nhau như thế nào, chúng sẽ dần thích nghi, tránh trường hợp "ngủ ngày cày đêm".
2. Rèn cho trẻ đại tiện và tiểu tiện sớm
Vì cơ vòng niệu đạo và hậu môn của trẻ đến 2 – 3 tuổi mới hoàn thiện, lúc đó mới có thể kiểm soát được phân và nước tiểu. Vì vậy, nếu rèn luyện cho trẻ tự đi tiểu quá sớm, chúng sẽ không có ý thức kiểm soát được việc tiểu tiện. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ không thể tự đại tiện hoặc tiểu tiện theo nhu cầu của mình, phải cần có sự nhắc nhở từ bố mẹ.
Một hậu quả khác điển hình nhất là trẻ có thể đái dầm cho tới khi 4 – 5 tuổi và nhu động ruột của chúng sẽ hoạt động kém. Khi trẻ lớn dần, tình trạng này nếu không được cải thiện có thể ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Việc bị bố mẹ chỉ trích và người khác trêu chọc sẽ khiến trẻ bị tổn thương lòng tự trọng.
Tóm lại, việc rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh sớm hoàn toàn không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn dẫn tới nhiều tác hại không mong muốn.
3. Cho trẻ ăn nhiều lòng đỏ trứng khi ở độ tuổi ăn dặm
Có không ít bố mẹ được người lớn tuổi khuyên rằng, khi trẻ tập ăn dặm nên bổ sung lòng đỏ trứng gà, vì nó rất giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể.
Bố mẹ cần biết rằng, lòng đỏ trứng gà không dễ tiêu hóa, dễ gây dị ứng, chỉ nên bổ sung cho trẻ sau 6 – 8 tháng tuổi hoặc lớn hơn.
4. Bổ sung thêm muối vì sợ trẻ ăn nhạt
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, một số bố mẹ thường cho thêm một chút muối vào các món ăn. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi, các cơ quan tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, việc ăn mặn sẽ cực kỳ có hại cho gan thận.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính vẫn là sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm, các loại thức ăn nên để nguyên hương vị, không cần nêm nếm thêm bất cứ loại gia vị nào. Đây là thời điểm trẻ học cách phân biệt được các loại mùi vị khác nhau như thế nào.
Bố mẹ nên cho trẻ ăn muối đúng thời điểm và phù hợp với từng độ tuổi. Sau 1 tuổi là lúc thích hợp để bổ sung muối nhưng phải với liều lượng hợp lý để tránh tạo gánh nặng cho thận.
5. Trẻ cần được bế, đung đưa ru ngủ
Khi dỗ trẻ ngủ, bố mẹ đều mong muốn trẻ ngủ nhanh để mình có thể nghỉ ngơi. Vì vậy, một số người được ông bà khuyên rằng, có thể cho vào võng, bế đung đưa trên tay, lắc nhẹ… để trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, trên thực tế, não của trẻ sơ sinh vẫn còn đang phát triển, việc rung lắc nếu không kiểm soát được mức độ có thể dẫn tới chấn thương vùng cổ và não của trẻ.
Việc dạy dỗ và chăm sóc con cái là cả một quá trình lâu dài, không ai có thể giỏi ngay từ lúc ban đầu được. Bố mẹ nào cũng đều muốn dành tất cả những điều tốt cho con mình nhưng cần cân nhắc để lựa chọn đâu là điều hợp lý.