Để bổ sung canxi cho con từ thực phẩm thì hải sản là nguồn cung cấp dồi dào các mẹ không nên bỏ qua.
- Bí quyết ‘vàng’ giúp thai nhi tăng cân tốt nhưng mẹ vẫn giữ được vóc dáng chuẩn trong suốt thai kỳ
- Ông nội cố tình trêu chọc cháu trai: "Hôm nay lại đến nhà ông à, không có cơm ngon đâu", câu trả lời của đứa trẻ khiến huyết áp ông tăng vùn vụt
Hải sản không những là thực phẩm ngon miệng mà còn chứa nhiều canxi và dinh dưỡng khác. Một số loại hải sản chứa rất nhiều canxi như cá hồi, cua và tôm... Với khoảng 80 gram cá hồi thì chúng cũng chứa đến 241 mg và với lượng thực phẩm tương tự bạn có thể nhận được từ tôm là 123mg.
Không những cung cấp canxi, cá hồi là nguồn dồi dào axit béo omega 3 có lợi cho tim, trong khi tôm cung cấp protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như selen và vitamin B12.
4 thực phẩm giàu canxi bậc nhất các mẹ không nên bỏ qua
Cua: Trong thịt cua chứa nhiều đạm, vitamin A, D, omega-3 tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các amino axit và chất chống oxy hóa trong cua có tác dụng tăng cường sinh lực, hỗ trợ hệ
miễn dịch. Đặc biệt, lượng canxi dồi dào trong cua giúp xương và răng của trẻ nhỏ phát triển tốt hơn.
Mực: Đây là là loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, do đó mẹ bầu và trẻ nhỏ có thể ăn mà không lo ngại sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tôm: Trong thịt tôm chứa nhiều vitamin B12, omega-3. 100 gram tôm có thể cung cấp 1/3 lượng selen cần thiết mỗi ngày, giúp loại bỏ các tế bào bất thường trong cơ thể. Ngoài ra, tôm còn chứa DHA giúp tăng cường trí tuệ, thị lực cho bé.
Cá hồi: Loại cá này giàu omega-3 giúp não bộ và hệ thần kinh của trẻ phát triển. Tuy nhiên, cá hồi có chứa một lượng thủy ngân nhỏ, nếu ăn hàng ngày có thể gây tích tụ thủy ngân trong cơ thể.
Những lưu ý không nên mắc phải khi cho bé ăn hải sản
Không nên cho bé ăn hải sản cùng lúc với trái cây vì việc làm này sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể bé. Lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn.
Không nên cho bé ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì trong các loại hải sản chứa rất nhiều Asen hóa trị 5. Chất này khi kết hợp với thực phẩm chứa nhiều Vitamin C thì nó sẽ chuyển hóa thành chất độc, gọi là thạch tín gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.
Nên cho trẻ ăn hải sản với khẩu phần như thế nào là hợp lý?
Ngày nào mẹ cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon và nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.
Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.
Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
Khẩu phần ăn hải sản hợp lý cho một đứa trẻ được xây dựng trên cơ sở về nhu cầu hấp thụ chất dinh dưỡng ở từng thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của bé.