Mọi người thường quan niệm IQ của trẻ em là bẩm sinh, được di truyền từ cha mẹ và sẽ không thể thay đổi trong tương lai nhưng thực tế sự phát triển trí tuệ của một người phụ thuộc rất lớn vào quá trình nuôi dưỡng của gia đình và xã hội.
- 4 dấu hiệu “thần tài” đến gõ cửa, người biết nắm bắt giàu lên chỉ qua một đêm còn người bỏ qua thì ôm hận cả đời
- Cách bố trì dơn giản bàn làm việc hợp phong thủy để sự nghiệp thăng tiến, kinh doanh phát đạt thành công
Trước đây, hầu hết các phụ huynh đều tin rằng gen, chế độ dinh dưỡng và nền giáo dục học đường là các yếu tố quyết định đến trí tuệ của con em mình. Từ suy nghĩ đó mà các bậc làm cha làm mẹ đã đổ dồn tiền bạc vào các thực phẩm bổ trợ và chương trình học được quảng cáo có khả năng kích thích sự phát triển trí não của trẻ mà phớt lờ yếu tố môi trường sống cũng đóng góp một phần quan trọng.
Đại học Harvard (Mỹ) từng công bố kết quả nghiên cứu lẫn khảo sát xã hội về quỹ đạo tăng trưởng của trẻ em, từ đó xác định những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Kết quả cho thấy mỗi hành vi của người lớn đều có tác động lớn đến nhận thức và suy nghĩ của trẻ.
Sau đây là 3 hành vi cực xấu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí thông minh của trẻ mà người lớn cần phải tránh.
1. Thói quen sử dụng bạo lực giải quyết vấn đề.
Nhiều người lớn có thói quen “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” để giải quyết vấn đề mà không suy nghĩ đến những hành động tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức của trẻ. Việc dùng lời nói đanh thép và hành vi bạo lực trước mặt trẻ em sẽ làm vô tình khiến cho trẻ nghĩ rằng bạo lực là duy nhất để kết thúc mậu thuẫn thay vì cùng ngồi xuống tiến hành trao đổi để tìm ra tiếng nói chung giữa đôi bên.
2. Thói quen chỉ trích và đổ lỗi cho người khác
Theo một nghiên cứu khoa học của trường Stanford, hành vi đổ lỗi có tính chất lây lan. Trong nghiên cứu này ghi nhận người chứng kiến việc một ai khác đổ lỗi sai sót thì cũng có xu hướng đổ lỗi thất bại của mình cho những người hoặc sự việc không liên quan.
Việc trẻ em nhìn thường xuyên nhìn thấy người lớn bào chữa sai lầm của mình bằng việc chỉ trích và đổ lỗi cho người khác sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Trong tương lai, nếu trẻ vì trốn tránh và thoái thác trách nhiệm của mình cho mọi người xung quanh thì vô tình sẽ trở thành người chỉ biết đến lợi ích của bản thân, không quan tâm đến người khác.
Khi trẻ trưởng thành đứng trước sai lầm của mình, thường có xu hướng tìm mọi cách bảo vệ bản thân mà bỏ mặc người khác cho dù có gây ra hậu nghiêm trọng như thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội.
3. Thói quen thường xuyên suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ của cha mẹ có tác động lớn đến tư duy cả con cái. Việc thường xuyên nhìn thấy người lớn có suy nghĩ tiêu cực sẽ vô tình làm suy giảm ý chí của trẻ, khiến cho chúng không có động lực để cố gắng, không có ý muốn phấn đấu, không có chí hướng tiến lên. Từ đó làm cho trẻ bị biết thu mình không dám đi ra khỏi vòng an toàn, dần dần cuộc sống cũng trở nên nhàm chán, vô nghĩa bởi không có mục tiêu, không có lý tưởng của cuộc đời.