Mỗi hành động, lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ in sâu vào tâm trí con trẻ. Vì thế để nuôi con thành tài cha mẹ phải tuyệt đối tránh 2 điều này.
- Mẹ cho con ăn 4 loại thực phẩm này vừa tốt cho mắt, vừa tăng cường hệ miễn dịch
- 3 điều quan trọng trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp cải thiện chiều cao cho con
Trong “Tam Tự Kinh” có câu: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, nuôi dưỡng con cái mà không giáo dục, dạy dỗ chúng thì là lỗi của cha mẹ. Cổ nhân từ sớm đã ý thức được tầm quan trọng của giáo dục con cái, một gia đình có hưng thịnh hay không, điều này quyết định bởi con cháu đời sau có hiển đạt hay không.
Muốn con mình trở thành người như thế nào, trước hết cha mẹ cần là một tấm gương trong từng hành động, cử chỉ. Trong quá trình giáo dục, nếu phạm phải 2 điều dưới đây nhất định phải cẩn thận.
Người lớn không lễ nghĩa, con cháu sẽ noi theo
Người đối xử tệ với người lớn tuổi và họ hàng, thế hệ con cháu đời sau của họ chắc chắn sẽ không có triển vọng
Có một gia đình với ba thế hệ ông bà ở chung một nhà. Bà mẹ đã già, không cử động được, đôi vợ chồng trẻ cảm thấy bà là một gánh nặng nên quyết định đưa bà mẹ già lên núi.
Một đêm nọ, họ gọi đứa con trai cả cùng đi, họ “ủ mưu” sẽ để bà mẹ già vào một cái thúng tre lớn, rồi cùng khiêng vào núi.
Khi họ định chuẩn bị ném cái thúng xuống núi, đứa con trai đứng bên cạnh và nói: “Bố mẹ, bố mẹ đẩy bà nội xuống núi, nhưng cái thúng này bố mẹ đừng vứt đi mất”.
Bố mẹ cậu bé cảm thấy rất kì lạ, liền hỏi đứa con trai: “Tại sao con lại muốn mang cái thúng về nhà?”
Đứa con trai ngây thơ, trả lời: “Đợi bố mẹ già đi, con cũng sẽ bỏ bố mẹ vào thúng, và đẩy xuống núi”.
Con cái sẽ bắt chước cách cư xử của cha mẹ, khi bạn là cha mẹ hiếu thảo với người già thì con cái cũng trở nên có hiếu. Ngược lại, bản thân cha mẹ hẹp hòi, không thương yêu người thân, người lớn tuổi thì làm sao mong nuôi dạy được đứa trẻ hiếu thuận?
Hôm nay bạn nuôi dưỡng cha mẹ, ngày mai con cái nuôi dưỡng bạn. Trên hành, dưới thuận, quy luật nhân quả thực sự không bỏ qua một ai.
Không tôn kính thầy cô, người dạy dỗ mình
Bên cạnh cha mẹ, giáo viên chính là người luôn hy vọng chúng ta thành danh, đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Càng là người có tu dưỡng, sự nghiệp thành công, càng cần biết “Tôn sư trọng Đạo”, còn những người không làm nên được thành tựu gì lớn lao, không chịu học hỏi, thường sẽ không biết ơn và kính trọng thầy cô.
Đối với con trẻ mà nói, phần lớn thời gian là dành cho giáo viên và các bạn cùng lớp. Nếu phụ huynh không tôn trọng giáo viên, hoặc phụ huynh không tôn trọng giáo viên của mình, vậy thì con cái của họ cũng dần bị ảnh hưởng bởi cách “giáo dục” này. Kết quả là, trên con đường trưởng thành không ai thúc đẩy sự phát triển của con trẻ, bởi vậy nên rất khó thành tài, không thể tạo dựng nên điều gì lớn lao.
Một giáo viên có kinh nghiệm đều biết rằng: “Một học sinh, chỉ cần có lòng tôn trọng với thầy cô, hiếu kính cha mẹ thì sẽ không khó để “chuyển hóa” chúng. Ngược lại, nếu một học sinh không coi cha mẹ, giáo viên ra gì, quả thực là “vô phương cứu chữa”, rất khó có thể hóa độ.
Điều ác nhỏ không thay đổi, cuối cùng sẽ trở thành điều ác lớn. Việc thiện nhỏ không tích, khó tích được đại đức. Không tôn trọng giáo viên, không khiêm tốn học hỏi, vậy thì làm sao có thể trở thành một đứa trẻ có triển vọng, có tương lai sáng lạn?
Phẩm chất ưu tú và xuất sắc, không phải sinh ra đã có sẵn, mà là thay đổi một cách vô tri vô giác, chính là trong quá trình chúng quan sát từng hành động và lời nói của cha mẹ, từ đó thuần nhuần vào tâm hồn đứa trẻ.
“Bạn là người như thế nào, con bạn sẽ là người như thế”, một ngôi trường có danh tiếng lớn đến đâu cũng không sánh bằng cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái.
Muốn giáo dục người khác, trước tiên hãy giáo dục chính mình. Chỉ bằng cách khiến bản thân mình trở nên tốt hơn, đề cao phẩm cách, sự tu dưỡng của chính mình, bảo trì nguyên tắc, mở rộng khuôn mẫu, thì những đứa trẻ của chúng ta sẽ có môi trường tu dưỡng lý tưởng, trở nên ưu tú, xuất sắc hơn.