Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà còn từ các dụng cụ chế biến thức ăn. Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp. Để sử dụng thớt gỗ an toàn, bạn cần thường xuyên làm sạch đúng cách, tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Cống hết tắc ngay trong 10 phút chỉ với thứ này: Mẹo hay trong nhà không phải chị em nào cũng biết
- Hòa kem đánh răng với nước vo gạo: Mẹo vặt tưởng chừng kì lạ nhưng mang đến lợi ích không ngờ
Nhà bếp là một trong những nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất trong ngôi nhà của bạn. Và thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp chính là chiếc thớt. Rất nhiều bà nội trợ cứ dùng một chiếc thớt hết năm này qua năm khác mà không biết rằng, thời hạn sử dụng của món đồ này thật ra khá ngắn.
Sai lầm phổ biến khi dùng thớt
Dưới đây là một số sai lầm rất phổ biến khi dùng thớt khiến nó dễ trở thành ổ vi khuẩn.
Chế biến thức ăn sống, chín trên cùng một chiếc thớt gỗ
Không ít gia đình vẫn có thói quen chỉ mua và sử dụng duy nhất một chiếc thớt gỗ cho mọi mục đích, bao gồm cả việc sử dụng nó để thái cả đồ sống lần đồ chín: Sau khi dùng để thái thịt, mổ cá xong thì rửa sạch, lau khô rồi dùng chính nó để thái đồ ăn chín. Mọi người yên tâm cho rằng thớt cũng như đôi bàn tay con người, sau khi dùng xong chỉ cần rửa sạch là được. Nhưng đây hoàn toàn là một sai lầm nghiêm trọng.
Cần biết rằng trên các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt… đều có chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng… nên cho dù bạn có chà rửa bằng muối, chanh hay nước sôi đi chăng nữa thì cũng chỉ làm sạch được bề mặt, các loại vi khuẩn nhỏ li ti vẫn bám chặt vào trong các thớ gỗ và cứ thế mà tiếp tục sinh sôi nảy nở, bám vào đồ ăn và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho các thành viên trong gia đình bạn.
Chính vì vậy nên để tránh được tình trạng lây nhiễm chéo thì mỗi gia đình ít nhất nên sắm 2 cái thớt, một dùng để chế biến thức ăn tươi sống, và một dùng để chế biến thực phẩm chín. Ngoài ra, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì tốt hơn hết là nên sắm một cái riêng biệt cho bé.
Sử dụng cả 2 mặt thớt
Không ít người vẫn sử dụng luôn cả 2 mặt của thớt. Thường là mặt này để cắt thịt, mặt kia cắt cá, hoặc mặt này thái đồ ăn sống, mặt kia thái đồ ăn chín… Đây cũng là sai lầm hoàn toàn.
Lý do là vì khi chúng ta sử dụng thớt để thái, chặt thức ăn bằng mặt này thì mặt còn lại sẽ phải kê dưới sàn nhà, hoặc mặt bàn bếp… đây lại chính là những nguồn ô nhiễm, vi trùng, vi khuẩn sẽ bám vào mặt còn lại. Do vậy tốt hơn hết bạn chỉ nên sử dụng một mặt thớt duy nhất mà thôi. Để tránh nhầm lẫn đối với những chiếc thớt mới thì bạn có thể đánh dấu bề mặt sử dụng.
Tiếp tục sử dụng thớt gỗ đã bị nứt nẻ, ẩm mốc và nhiều vết cắt chồng chéo
Dù là thớt gỗ loại gì thì sau một thời gian sử dụng cũng sẽ bị thấm nước, sinh mùn, xuất hiện các vết cắt đan chéo nhau, nứt nẻ và thậm chí là mốc… tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy ngay khi thấy thớt có các dấu hiệu trên thì tốt hơn hết là bạn nên thay mới.
Chọn thớt gỗ có sớ ngang
Những chiếc thớt gỗ có sớ ngang rất khó để làm sạch vì khi sử dụng chúng để cắt thức ăn, nước và thực phẩm sẽ bám theo sớ gỗ, thẩm thấu sâu bên trong một cách nhanh chóng, do đó khi rửa thì thực chất là chúng ta chỉ làm sạch được bề mặt, còn nước và vụn thực phẩm đã ngấm vào bên trong thớt. Chính vì vậy nên nếu tiếp tục dùng để thái thức ăn thì mùn gỗ sẽ bị bong lên, bám vào thức ăn và gây ra nhiễm khuẩn.
Đó là lý do khi mua thớt gỗ, bạn nên chọn loại được xẻ dọc từ thân cây. Lúc này thì nước và thực phẩm thừa trong quá trình sử dụng sẽ nằm trên mặt thớt, việc vệ sinh, rửa trôi chúng là dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mua thớt có màu sắc lòe loẹt
Không riêng gì thớt nhựa, thớt gỗ có màu sắc bắt mắt thường là được các nhà sản xuất sử dụng các chất tạo màu. Các chất này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Do vậy, người nội trợ thông thái không nên chọn thớt có màu sắc lòe loẹt hoặc có sơn màu để đảm bảo an toàn cho mâm cơm gia đình.
Những cách vệ sinh thớt gỗ
Những việc làm nên tránh khi sử dụng thớt gỗ
Không ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng.
Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa.
Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu.
Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức.