Để tăng tuổi thọ cho nồi cơm điện, bạn nên lưu ý những điều sau đây!
- Bật điều hòa ô tô thế nào để tiết kiệm nhiên liệu?
- 8 món đồ tuy nhỏ nhưng là ổ chứa vi khuẩn trong gia đình
Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện
Nhiều người sau khi vo gạo xong không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện. Việc này sẽ làm cho nồi cơm điện có những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu cơm. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn và tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.
Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm
Thói quen vo gạo trong nồi và dùng những dụng cụ sắc nhọn để múc cơm sẽ khiến cho lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều, nhão và cơm dính vào trong nồi khiến cho việc vệ sinh khó khăn, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt.
Không bấm nấu lại nhiều lần
Nồi cơm điện khi nấu sẽ không có cơm cháy, nhưng nhiều người thường nhấn nút Cook lại nhiều lần để tạo cơm cháy. Việc này dẫn đến rơ-le bật liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ của nồi cơm.
Vệ sinh nồi cơm
Không dùng miếng nhám chà nồi, đồ chà nồi có chứa kim loại, nên ngâm nồi cơm trong nước ấm rồi dùng giẻ mềm lau chùi lòng nồi.
Cần vệ sinh cả lớp vỏ ngoài bằng vải mềm. Thường xuyên làm sạch bộ phận thoát hơi nước, đổ bỏ nước thừa trong ngăn chứa nước.
Chú ý cách đặt lòng nồi vào trong
Khi đặt lòng nồi vào nấu nên dùng cả 2 tay, để tránh việc nồi được đặt xuống không đều dễ gây tổn hại đến rơ-le nhiệt. Sau đó, bạn nên xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với rơ-le, giúp cơm chín đều, tránh sống hay khét, tránh tình trạng chỉ chín một phần cơm.
Không nên hầm thức ăn trong nồi cơm điện
Nếu không có sẵn xoong nồi trong nhà, bạn có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh thay thế, nhưng không nên hầm thức ăn vì như vậy nồi sẽ mau hỏng.