Cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai để người mẹ có thể thích nghi được với sự tồn tại và phát triển của bé yêu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ cùng các mẹ đi tìm hiểu cụ thể nhé!
- Tìm hiểu cụ thể bệnh tiểu đường có mang thai được không?
- “Truy tìm” các cách tăng khả năng thụ thai tự nhiên hiệu quả
Nội dung bài viết
Khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi là điều tất nhiên, nhưng trong thời gian thai kỳ thì mỗi người phụ nữ sẽ có những phản ứng riêng khác nhau. Một số sự thay đổi khi mang thai rất dễ nhận ra như việc gia tăng kích cỡ cơ thể và một số thay đổi khác các mẹ bầu cần phải cảm nhận tinh tế hơn mới nhận ra. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Về mặt cấu tạo cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai?
Dưới đây là một số thay đổi khi mang thai, các mẹ bầu cần biết:
Thay đổi về ngực
- Ngực trở nên to và mềm hơn do gia tăng hormone estrogen và progesterone.
- Càng đến ngày sinh ngực càng lớn.
- Núm vú to hơn.
- Từ tháng thứ 6 sẽ xuất hiện sữa non màu vàng quanh núm vú.
Thay đổi về cân nặng
Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng:
- Từ 0-15 tuần sẽ tăng từ 1-1,5 kg.
- Từ 16-27 tuần tăng 7,5kg.
- Từ 28-40 tuần sẽ tăng 12-17 kg.
Thay đổi ở hệ hô hấp
Khi mang thai mẹ bầu sẽ trao đổi khí nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ, tốt cho sự phát triển của thai nhi, lúc này:
- Mẹ bầu sẽ thở nhanh hon.
- Đôi khi có thể bị hụt hơi.
- Lượng khí lưu thông tăng lên.
- Một số bà mẹ mắc hội chứng kiềm hô hấp.
Thay đổi ở hệ tuần hoàn
Lượng máu mà tim bạn bơm mỗi phút sẽ tăng khoảng 40%. Tổng khối lượng máu sẽ tăng từ 5 lít tới khoảng 7-8 lít trong thời điểm có bé. Điều này có nghĩa là trái tim của bạn và toàn bộ hệ thống tuần hoàn sẽ phải tăng lực và chức năng để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu bổ sung khi bạn mang thai. Nên đừng thắc mắc khi đôi khi bạn thấy mệt mỏi.
Thay đổi ở hệ tiêu hóa
- Khi tử cung mở rộng sẽ nhô ra khỏi khung xương, khiến dạ dày, ruột và các cơ quan khác rời khỏi vị trí vốn có của mình.
- Hormone progesterone làm giảm lực cơ vòng thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu ở dạ dày khiến cho nhu động dạ dày giảm, gây ra các hiện tường trào ngược dạ dày, ợ chua. Đồng thời, trong 3 tháng đầu, thai phụ hay bị nôn, buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ, thường được gọi là ăn dở, ăn của chua, quen được coi là triệu chứng nghén. Từ tháng thứ 4 những triệu chứng trên hết đi, thai phụ ăn uống bình thường và sức ăn tăng lên so với trước khi có thai.
Thay đổi ở tuyến nội tiết
- Lượng estrogen và progeserone trước tuần 10-12 tăng lên, khiến tử cung lớn lên.
- Cơ thể mẹ cảm thấy nóng do sự gia tăng hormone và các hoạt động trao đổi chất.
- Tuyến giáp hơi phình to nhu cầu Canxi tăng lên.
- Cuối thai kỳ thùy sau tuyến yên sẽ tiết ra oxytocin kích thích quá trình tạo sữa.
- Khi em bé chào đời thùy trước của tuyến yên sẽ kích thích sản sinh ra sữa mẹ.
Thay đổi ở vùng bụng
- Từ tháng thứ 3 trở đi bụng sẽ phình to.
- Bụng mẹ có thể đau nhức ở một hoặc 2 bên vì thành bụng và dây chằng để đỡ tử cung bị kéo căng.
Thay đổi ở hệ thống xương khớp
- Cột sống thay đổi độ cong, tạo dáng đi đặc trưng cho bà bầu ở cuối thai kỳ.
- Đồng thời cũng dẫn tới sự xuất hiện tình trạng đau lưng và khớp háng do dây chằng nối tử cung và xương chậu bắt đầu giãn ra.
- Ngoài ra, mẹ bầu còn có sự thay đổi về làn da, cụ thể, làn da của mẹ bầu sẽ trở nên xù xì và mọc nhiều mụn hơn.
Về mặt cảm xúc cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai?
Khi mang thai, không chỉ có thân hình hay các bộ phận trên cơ thể thay đổi, mà các mẹ bầu cũng có sự thay đổi về mặt cảm xúc như:
Nội tiết tố
Trong suốt thai kỳ, có vẻ như bạn sẽ cảm thấy các nội tiết tố đang điều khiển cuộc sống của bạn. Chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và đảm bảo em bé có cơ hội sống sót cao nhất. Nhưng, nội tiết tố cũng có thể gây nên tính tình thất thường và cảm xúc bất ổn.
Bạn thậm chí sẽ có lúc còn cảm thấy chán nản và một chút choáng ngợp bởi tất cả những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình. Nhưng hãy yên tâm rằng những thay đổi về tâm trạng sẽ không diễn ra lâu dài và sẽ trở nên ổn định khi em bé được sinh ra.
Mất kiểm soát
Mẹ rất khó kiểm soát thực đơn ăn uống vì muốn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đồng thời mất kiểm soát về tâm trạng, cảm xúc và rất dễ cáu gắt.
Lo âu
Bà bầu thường lo âu vì sợ những thay đổi ở cơ thể, sợ cảm giác đau đớn khi sinh con. Vì thế thời gian này mẹ bầu rất dễ bị trầm cảm và cần được bác sĩ tư vấn đưa ra những lời khuyên giúp ổn định sức khỏe tinh thần cho bản thân mình và bé.
Tóm lại, trên đây là tổng hợp chi tiết về những thay đổi của cơ thể khi mang thai. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các chị em độc giả đã biết rõ được cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai để có thể thích nghi kịp thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé! Chúc các chị em có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!