Tìm hiểu cụ thể bệnh tiểu đường có mang thai được không?

Mẹ bầu 13/12/2022 16:30

Tiểu đường là một trong những căn bệnh mà bất cứ chị em nào nếu có ý định mang thai đều cần phải dè chừng. Vì thế không ít các chị em băn khoăn lo lắng khi bị bệnh tiểu đường có mang thai được không? Một khi phát hiện bệnh mà trong mình đang có một sinh linh bé nhỏ thì cần phải xử lý ra sao?

Bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để có biện pháp can thiệp kịp thời, các chị em cần phải tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Phần lớn, nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, khả năng mắc bệnh của con là 15%. Cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh này thì khả năng con mắc bệnh tăng lên tới 75%. Vì thế, khi bị bệnh tiểu đường có mang thai được không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm hơn cả. Vậy câu trả lời chi tiết và chính xác nhất là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường

Tìm hiểu cụ thể bệnh tiểu đường có mang thai được không? - Ảnh 1
 Tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp!

Để ngăn chặn được các nguy hại khôn lường do bệnh tiểu đường gây ra, thì các mẹ cần dựa vào các dấu hiệu sau đây để biết mình có bị mắc căn bệnh này hay không.

Một số dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường thai kỳ điển hình như:

- Luôn cảm thấy khát và uống rất nhiều nước.

- Đi tiểu nhiều lần và thường xuyên hơn mức bình thường. Đồng thời lượng nước tiểu cũng nhiều hơn.

- Vùng kín luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cảm thấy dính dính và bị nấm,...

- Các vết trầy xước trên cơ thể thường rất khó lành.

- Bà bầu sụt cân nghiêm trọng.

- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, kiệt sức và chỉ muốn nằm 1 chỗ.

- Nước tiểu có kiến bâu.

Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết cơ bản, chưa mang hiệu quả chính xác 100%. Vì thế, để biết kết quả chính xác có bị bệnh tiểu đường hay không thì giữa tuần 24 và 28, các mẹ bầu cần đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để biết chính xác nhất và có cách điều trị kịp thời nhé.

Khi bị bệnh tiểu đường có mang thai được không?

Theo các bác sĩ chuyên ngành, bị bệnh tiểu đường, các chị em hoàn toàn có thể mang thai được. Tuy nhiên, ở những thai phụ bị tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt sẽ có nguy cơ sảy thai rất cao. Đặc biệt, một khi trẻ được sinh ra sẽ nằm ở khoa chăm sóc tích cực và phải đối mặt nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Bị tiểu đường các chị em vẫn có thể mang thai được
Dù bị bệnh tiểu đường, các chị em vẫn có thể mang thai được!

Hơn nữa, khi thai phụ bị tiểu đường, nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh cũng tăng gấp 3- 4 lần so với những trẻ sinh ra từ thai phụ bình thường. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên tử vong chu sinh ở sản phụ bị tiểu đường phụ thuộc insulin.

Phần lớn các nguyên nhân gây sảy thai, hay tử vong chu sinh đều liên quan đến việc kiểm soát đường huyết của thai phụ. Cụ thể, lượng glucose qua được nhau thai khiến tình trạng bệnh của thai phụ ngày càng nặng hơn, đồng thời dẫn đến tăng đường huyết của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu, tình hình của bệnh sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên sự bất thường trong quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi. Còn ở giai đoạn sau, đường huyết cao sẽ dẫn đến tình trạng tăng insulin trong máu thai nhi làm thai to quá mức, phổi kém trưởng thành, trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp.

Vì thế, khi bị bệnh tiểu đường mà có thai các mẹ bầu cần phải cẩn thận, chăm sóc bản thân thật kỹ, đồng thời thường xuyên đi thăm khám định kỳ, để bác sĩ kịp thời can thiệp và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, bảo vệ an toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường bảo vệ an toàn cho mẹ và bé

Mẹ bầu cần đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ có cách điều trị hiệu quả
Mẹ bầu cần đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ có cách điều trị hiệu quả!

Tiểu đường chiếm 3-5% trong các căn bệnh thường gặp ở thai kỳ. Đến 90% các chị em lần đầu mang thai sẽ gặp căn bệnh này, 10% còn lại thuộc nhóm đã biết mình bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai.

Do đó, khi mắc bệnh tiểu đường mà muốn có con các chị em cần đi thăm khám và tư vấn trước để có thể kiểm soát được lượng đường huyết, duy trì hemoglobin A1c < 6%, bổ sung acid folic 4mg/ngày, nhằm làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Đồng thời, bác sĩ sẽ có đánh giá chính xác nhất về ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng võng mạc, thần kinh và mạch vành của thai nhi.

Để duy trì đường huyết ổn định, các chị em cần phải tìm hiểu kỹ về bị bệnh tiểu đường khi mang thai nên ăn gì? Như vậy sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp, làm giảm các biến chứng khôn lường khi mang thai. Thông thường, khi mang thai mà bị tiểu đường mẹ bầu cần giảm đường, bột, nhưng năng lượng cung cấp cho cơ thể vẫn đáp ứng khoảng 2000-2400kcal/ngày. Trong quá trình mang thai thì chỉ nên tăng cân từ 10-11kg và cần chích insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi mang thai mà bị tiểu đường mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn cho hợp lý
Khi mang thai mà bị tiểu đường mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn cho hợp lý!

Đặc biệt, khi có thai rồi mới biết mình có bầu thì các chị em cần nhanh chóng đến thăm khám tại các phòng khám uy tín để xác định thật chính xác tuổi thai. Đồng thời có biện pháp can thiệp phù hợp để ngăn ngừa nguy hại xấu nhất xảy ra.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, các chị em đã biết rõ bị bệnh tiểu đường có mang thai được không. Như vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch mang thai và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Bà bầu đến nhà ngày tết có gặp xui xẻo không?

Bà bầu đến nhà ngày Tết có gặp xui xẻo không? Là một trong những thắc mắc của nhiều mẹ bầu cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Vậy câu trả lời chính xác ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!

TIN MỚI NHẤT