Mẹ trẻ 28 tuổi suýt liệt nửa người vĩnh viễn sau 3 tháng uống thuốc tránh thai: Bác sĩ khuyên chị em điều này

Mẹ bầu 26/03/2019 13:00

Sau khi dùng thuốc tránh thai được 3 tháng, bà mẹ một con nhận thấy có điều gì không ổn khi cô không thể nói chuyện một cách rõ ràng, cánh tay trở nên nặng nề.

Tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ khi dùng thuốc tránh thai

Cô Issy Fox, (28 tuổi, sống ở Cheshire, Anh) đã trải qua một cơn đột quỵ làm thay đổi cả cuộc đời cô vào tháng 2 vừa qua. Hiện, dù đã cử động tay trở lại nhưng Issy vẫn bị tê liệt một số cơ trên mặt. Và nguyên nhân sâu xa chính là loại thuốc ngừa thai chứa hormone mà cô đang sử dụng.

Được biết trước khi bị đột quỵ, Issy đã dùng thuốc tránh thai được 3 tháng, bà mẹ một con nhận thấy có điều không ổn khi cô không thể nói chuyện rõ ràng, hai bên cánh tay trở nên nặng nề.

“Ngày hôm đó của tôi là một ngày hoàn toàn bình thường, tôi không làm việc vào thứ Sáu. Vì vậy, tôi dành khoảng thời gian đó cho con trai bé nhỏ của mình. Lúc này, mẹ tôi cũng tan ca nên chúng tôi tới một quán địa phương ăn trưa. Chúng tôi về nhà và ngồi nghỉ ngơi. Điều tiếp theo xảy ra là tôi không thể nói được. Tôi cố gắng thốt nên lời nhưng chỉ bập bẹ vài từ mà thôi. Mẹ nói, cả khuôn mặt tôi rũ xuống và tôi đang lắp lắp không nên câu. Tôi không thể tạo ra bất cứ âm thanh nào.

Mẹ trẻ 28 tuổi suýt liệt nửa người vĩnh viễn sau 3 tháng uống thuốc tránh thai: Bác sĩ khuyên chị em điều này - Ảnh 1

        Issy Fox đã bình phục, dù một số cơ mặt vẫn chưa hoạt động trở lại.

Vai tôi rũ xuống và tôi lại không thể nói được nữa. Tôi cố gắng cho mẹ biết, tôi không được khoẻ. Mẹ hỏi: “Có phải con bị đột quỵ không?” và tôi trả lời: “Con nghĩ vậy”. Mẹ tôi lập tức gọi cứu thương. Mọi chuyện xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài giây.

Nhân viên cứu thương thực hiện một số kiểm tra và họ hỏi tôi có mỉm cười được không. Tôi không thể. Rồi họ yêu cầu tôi nhấc tay lên. Tôi nhấc tay được nhưng một bên thì thấp hơn hẳn so với bên kia. Tôi không thể nắm chặt tay lại và nhịp tim của tôi quá nhanh. Họ vội đưa tôi tới bệnh viện. Rất kịch tính! ”, cô Issy kể lại khoảnh khắc lúc đó.

Rất may, cuối cùng Issy Fox đã bình phục, dù một số cơ mặt vẫn chưa hoạt động trở lại. Cô quyết định tránh xa thuốc tránh thai hormone vĩnh viễn và chỉ trung thành với phương pháp tránh thai sử dụng bao cao su.

Cơ quan Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Anh (NHS) thừa nhận rằng, dùng thuốc tránh thai kết hợp có thể làm tăng nguy cơ cục máu đông do oestrogen làm tăng số lượng chất đông máu trong cơ thể. Nhưng, NHS cũng cho biết, nguy cơ này là “rất nhỏ” và các bác sĩ có xu hướng thực hiện xét nghiệm để xác định xem liệu một phụ nữ có nguy cơ bị cục máu đông trước khi kê đơn thuốc tránh thai cho họ.

“Tất cả xét nghiệm máu và tim đều không chỉ ra nguyên nhân nào khác khiến tôi bị đột quỵ, gia đình tôi cũng không có tiền sử bệnh tim. Nhịp tim của tôi ổn, xét nghiệm máu cũng ổn. Điều duy nhất các bác sĩ có thể kết luận và chính nó cũng đã làm thay đổi cuộc đời tôi – đó là do tôi dùng thuốc tránh thai. Tôi phải ngưng dùng nó ngay lập tức ”, cô Issy kể lại.

7 tác dụng phụ của thuốc tránh thai:

Mẹ trẻ 28 tuổi suýt liệt nửa người vĩnh viễn sau 3 tháng uống thuốc tránh thai: Bác sĩ khuyên chị em điều này - Ảnh 2

1. Kinh nguyệt không đều

Estrogen là thành phần chính của thuốc tránh thai, estrogen có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể của những phụ nữ dùng thuốc tránh thai.Khi estrogen trong cơ thể tăng và giảm sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Vì vậy phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước đó.

2. Phản ứng tương tự như mang thai

Một số phụ nữ uống thuốc tránh thai sẽ gặp phản ứng tương tự như khi mang thai giai đoạn đầu. Những triệu chứng này chủ yếu là buồn nôn, nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi, v.v.

Tác dụng của những loại thuốc tránh thai ngắn hạn sẽ tương đối nhẹ hơn so với những loại thuốc có tác dụng lâu dài hơn. Khi uống thuốc tránh thai sẽ xuất hiện các triệu chứng này là do vai trò estrogen trong thuốc tác động lên cơ thể.

Nhiều người có thể gặp các dấu hiệu nặng nề hơn sau khi uống thuốc, nhưng sau đó tình hình có thể sẽ nhẹ dần.

Trong trường hợp có các dấu hiệu kể trên, những người uống thuốc tránh thai trong ngắn hạn có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3. Tăng tiết dịch âm đạo

Tương tự như vậy, tăng tiết dịch âm đạo cũng là tác dụng của estrogen trong thuốc tránh thai, estrogen có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết của các tuyến cổ tử cung, cổ tử cung tiết ra tuyến dẫn tăng đồng thời sẽ làm gia tăng hiện tượng tiết dịch âm đạo.

4. Béo phì, tăng cân không giảm

Hiện tượng này chỉ xuất hiện một số ít người, tỷ lệ chỉ khoảng 15%. Một số thành phần nào đó trong thuốc tránh thai có thể gây tăng cân, đặc biệt là trong những ngày đầu khi mới uống.

Nhưng kiểu tăng cân này thường chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi dừng uống thuốc thì cơ thể sẽ có thể trở lại cân nặng bình thường như cũ. Nhưng nếu bạn cảm thấy tăng cân nhiều trong ngắn hạn ngay sau khi dùng thuốc, thì khuyến cáo rằng nên ngừng uống thuốc.

5. Xuất hiện nhiều tàn nhang và nếp nhăn

Nếu sử dụng biện pháp uống thuốc tránh thai lâu dài, chất kích thích tố estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ gây ra nám, trong thời gian này sẽ có một số phụ nữ mọc nhiều tàn nhang và nếp nhăn trên má.

Trong thời gian này, chị em cần phải chú ý giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn nhiều trái cây và rau xanh giàu vitamin.

6. Trầm cảm, áp lực tinh thần

Vài phụ nữ dùng thuốc tránh thai có triệu chứng trầm cảm, nếu gặp hiện tượng này với các triệu chứng liên quan thì phải ngừng thuốc. Đồng thời sau đó phải chú ý đến tinh thần nuôi dưỡng lại sức khỏe, duy trì một tâm trạng dễ chịu, vui vẻ, thoải mái.

7. Tăng huyết áp

Thống kê cho thấy, có khoảng 4% số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai huyết áp sẽ cao hơn so với trước đó. Đặc biệt là những người bản thân có chứng cao huyết áp thì sau khi uống thuốc sẽ có khả năng tăng huyết áp cao hơn nữa.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chọn phương pháp tránh thai

Nếu những ai đang dùng thuốc ngừa thai kết hợp mà gặp những triệu chứng gọi là "dấu hiệu nguy hiểm" như đau bụng dữ dội, đau đầu dữ dội, đau ngực, đau chân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân… thì nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nếu trong khi dùng thuốc, bạn thường gặp những cơn đau đầu, đặc biệt là những cơn đau cố định ở một vùng thì cần phải ngừng thuốc và đi khám ở chuyên khoa thần kinh, nhất là các trường hợp có tiền sử gia đình bị tai biến mạch máu não. Đồng thời, chị em cũng nên lưu ý, nếu đang có ý định dùng thuốc ngừa thai, nên đi khám bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại thuốc thích hợp với cơ thể và cách dùng thuốc an toàn nhất thay vì cứ tự tiện dùng thuốc như hiện nay.

Thông tin trên VnExpress, Tiến sĩ -bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, thông thường không có giới hạn nào cho việc uống loại thuốc tránh thai tổng hợp này. Tuy nhiên, đã là thuốc thì đều có 2 mặt, bên cạnh mặt tốt cũng có những tác dụng phụ kèm theo vì thế bạn chỉ nên uống khoảng 6 tháng rồi ngừng một thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Trong thời gian này, bạn có thể dùng các biện pháp tránh thai khác như: sử dụng bao cao su hoặc tính ngày rụng trứng…

Nếu bạn được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tránh thai, nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần: Xét nghiệm chức năng gan, thận, đường huyết, đo điện tim, đo huyết áp, xét nghiệm tế bào cổ tử cung, siêu âm phụ khoa… trong quá trình dùng thuốc. Nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường thì nên dừng thuốc và chuyển sang biện pháp tránh thai khác.

"Méo mặt" vì hóa đơn đi đẻ 900 triệu, mẹ 4 con liều lĩnh tự sinh nở tại nhà

Một bà mẹ 28 tuổi sống tại Mỹ đã quyết định tự sinh con tại nhà, để giảm viện phí sinh con và hiệu quả bất ngờ.

TIN MỚI NHẤT