Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu không chỉ khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, mà còn gây ra ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là những cơn đau xuất hiện lúc mang thai trong những tháng đầu cần phải sớm nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh để giúp thai phụ kiểm soát tình trạng này và có biện pháp ứng phó kịp thời. Vậy do đâu mẹ bầu lại bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu?
- Ghi chú những lưu ý trong chế độ ăn cho người suy thận
- Tìm hiểu về chế độ ăn cho người nhịp tim chậm
Nguyên nhân và biểu hiện đau dạ dày khi mang thai
Khi mắc chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, sản phụ rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai: đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu hoặc nôn. Tuy vậy cần phải lưu ý rằng việc ốm nghén sẽ không có những triệu chứng làm nóng rát vùng thượng vị, trào ngược hay ợ chua, có cảm giác bị đau râm ran.
Đau dạ dày mang thai những tháng đầu là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân thường là do tử cung đang phát triển, hoặc do nôn nhiều. Tử cung lớn sẽ khiến dạ con thay đổi vị trí, khi thức ăn được tiêu hóa xuống dạ dày, bị ứ đọng và gây khó tiêu, làm ảnh hưởng đến phần mạc của dạ dày.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra triệu chứng đau dạ dày khi mang thai cũng có thể là do cơ thể sinh ra loại hormone progesterone. Đây là hormone có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra những cơn đau dạ dày, tiêu chảy, đầy bụng ở sản phụ. Trầm trọng hơn, hiện tượng đau dạ dày ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu sảy thai.
Đau dạ dày lúc mang thai 3 tháng đầu tuy không gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo sản phụ về nguy cơ sảy thai. Do vậy, nếu sản phụ bị đau dạ dày có đi kèm những triệu chứng như dưới đây thì nên thông báo bác sĩ hoặc đến các trung tâm y tế khám ngay lập tức:
- Chảy máu ở âm đạo
- Xuất hiện dịch lỏng ở âm đạo
- Xuất hiện những cơn đau thắt, bị chuột rút vùng bụng
- Đau, chuột rút ở vùng lưng
- Đau dạ dày khi đang mang thai ở 3 tháng cuối
Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai ở 3 tháng cuối cũng có thể là do thai nhi phát triển, gây chèn ép dạ dày, gây ứ đọng thức ăn, làm dạ dày bị tổn thương dẫn đến đau dạ dày. Ngoài ra, cũng phải kể đến một vài nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai như:
- Khi mang thai nội tiết tố cơ thể sẽ rất dễ rối loạn cũng như không thể tiết dịch vị làm cho hệ tiêu hóa trở nên hoạt động kém.
- Một vài trường hợp sản phụ mắc bệnh đau dạ dày trong tam cá nguyệt thứ 3, do bị nhiễm khuẩn HP.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có chứa nhiều tinh bột, sữa, đường, khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục hơn.
Nếu gặp tình trạng đau dạ dày khi đang mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3 thì chị em cũng không cần lo lắng bởi đây là hiện tượng khá thường gặp. Tuy vậy, khi đau dạ dày sản phụ sẽ có biểu hiện ăn kém, làm ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng cung cấp đến thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài, không khắc phục sớm sẽ làm cho thai nhi phát triển kém, nhẹ cân.
Khắc phục đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Nếu gặp tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu hay viêm loét dạ dày khi mang thai thì cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này là một trong những thắc mắc thường được đặt ra ở sản phụ. Khi đau dạ dày, sản phụ cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể:
Có chế độ ăn lành mạnh
Lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, bún, cơm mềm hoặc các thực phẩm tốt với dạ dày, giàu dinh dưỡng cần thiết cho sản phụ như trứng, sữa. Nên bổ sung vào trong chế độ ăn các loại hải sản để tăng cường các chất cần thiết cho cơ thể, giúp mau phục hồi các vết loét dạ dày.
Một lưu ý nữa dành cho các sản phụ đang bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu là nên ăn các món ăn hấp, luộc, ninh nhừ thay vì các món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo vì sẽ gây ảnh hưởng đến vùng viêm loét dạ dày.
Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh việc dạ dày đang hoạt động quá mức. Tránh xa các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: Rượu, cà phê, trà pha đặc, đồ ăn vị chua cay, thực phẩm giàu lượng axit.
Hạn chế ăn những thực phẩm cứng: trái cây sấy khô, những món đồ muối chua (cà muối, dưa muối, măng chua….) vì sẽ càng làm cho những cơn đau dạ dày càng trầm trọng hơn, thậm chí là có thể gây ra viêm loét dạ dày khi mang thai.
Không ăn quá no hay quá nhanh vì sẽ làm cho dạ dày phải sản sinh ra nhiều axit, tạo cảm giác khó chịu. Tốt nhất, lúc ăn ăn sản phụ nên chú ý nhai kỹ, nuốt từ từ để giúp bão hòa axit ở trong dạ dày.
Không ăn các thực phẩm bị ôi thiu, thức ăn vẫn còn sống, lạnh sẽ có hại cho dạ dày, gây tiêu chảy. Không nhịn đói vì sẽ làm cho lượng axit ở dạ dày tăng cao, khiến cơn đau trở nên nặng hơn.
Không nằm ngay hay vận động mạnh ngay sau khi ăn. Mà thay vào đó là nên đi lại nhẹ nhàng, giúp việc tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý thì sản phụ phải chú ý nên tránh việc căng thẳng, thức khuya, mất ngủ bởi sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày. Tốt nhất, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, thời gian ngủ lý tưởng nhất cho phụ nữ khi mang thai là từ 21h giờ và nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, cung cấp đủ lượng năng lượng cần trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, kết hợp các bài tập nhẹ nhàng lúc mang thai như: yoga, bơi lội, thiền hoặc đi bộ để tạo cảm giác cơ thể thoải mái, đây cũng là cách trị chứng đau dạ dày khi mang thai rất hiệu quả.
Ăn gì khi mang thai bị đau dạ dày
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Với những sản phụ mắc chứng đau dạ dày khi mang thai không nên quá kiêng khem, cần ăn đủ bữa trong ngày, đủ chất dinh dưỡng, khoa học. Những món ăn có lợi cho cơ thể sản phụ bị đau dạ dày có thể kể đến như:
Cơm trắng
Cơm có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm những cơn đau dạ dày. Vì trong cơm trắng có chứa loại tinh bột không gây ra những kích thích trào ngược dạ dày, làm giảm các cơn đau. Vì thế, nên ăn đủ bữa cùng cơm, tốt hơn cả là nên ăn cơm mềm.
Khoai tây
Cắt khoai tây thành từng lát mỏng và chần qua nước sôi, tiếp theo cho thêm nước ép tỏi, gừng, trộn đều sẽ giúp làm giảm cơn đau dạ dày cho thai phụ. Hoặc có thể dùng khoai tây nấu canh cùng chân giò, sườn để giúp bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Bánh mì
Nên bổ sung bánh mì trong những bữa ăn phụ của sản phụ, vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, vừa hỗ trợ điều trị dạ dày cho thai phụ.
>>> Xem thêm:
- Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có đáng lo không?
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong hay không?
Cháo, súp
Những loại cháo, súp lỏng sẽ rất tốt cho người những mắc bệnh dạ dày, dễ tiêu hóa. Vì thế, bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung các món cháo giàu dinh dưỡng: cháo cá, cháo tôm, cháo thịt băm…
Ngoài ra, sản phụ đau dạ dày có thể sử dụng một vài bài thuốc chữa đau dạ dày từ dân gian như: Bột nghệ kết hợp với mật ong, nước ép cà rốt, nước ép bắp cải…
Có thể nói, khi bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, chị em không cần phải quá lo lắng, bởi điều trị sớm và đúng cách sẽ dứt điểm căn bệnh này. Ngoài ra, bà bầu cũng nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên để bác sĩ theo dõi, đảm bảo sự an toàn cho quá trình phát triển của cả mẹ và thai nhi.