Một chế độ ăn cho người nhịp tim chậm là điều cần thiết để điều hòa lại nhịp tim ổn định, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người mắc phải. Bên những can thiệp về chuyên môn để điều chỉnh nhịp tim, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Vậy với người bị nhịp tim chậm nên ăn gì?
- Bất ngờ trước những tác dụng của dưa gang với sức khỏe
- Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu
Tìm hiểu về chứng rối loạn nhịp tim
Để có thể xây dựng một chế độ ăn cho người nhịp tim chậm tốt, bạn cần phải hiểu qua về chứng rối loạn nhịp tim - một trong những bệnh tim đặc trưng mà nhiều người hiện nay đang mắc phải. Theo các chuyên gia, chứng rối loạn nhịp tim là do tần số hay nhịp tim bất thường, quá nhanh hoặc quá chậm, thất thường... Bệnh phổ biến ở nam giới nhiều hơn, chiếm khoảng 70%.
- Nhịp tim chậm hay rối loạn thường xảy ra do xung động điện ở tim bất thường:
- Rối loạn tần số: nhịp tim nhanh hoặc chậm.
- Tim đập không đều: khi nhanh khi chậm, có khi lại quá sớm ...
- Rối loạn vị trí: rối loạn nhịp trong tâm nhĩ hay tâm thất.
Những dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim
Những dấu hiệu của người bị mắc rối loạn nhịp tim có thể kể đến là: tim đập nhanh (khoảng 100 nhịp/phút), nhịp tim chậm (khoảng 60 nhịp/phút). Có cảm giác khó thở, bị đau hoặc tức ngực, người có cảm giác yếu ớt và mệt mỏi
Một số trường hợp cảm thấy chóng mặt, choáng váng, hay những dấu hiệu khó thở, ngực có cảm giác như bị đè nén…đây là những dấu hiệu cảm báo có thể bạn đang mắc chứng rối loạn nhịp tim. Tất nhiên, những triệu chứng này cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác, nhưng nếu bị đa số triệu chứng này thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phương pháp chuẩn đoán và điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây nhịp tim chậm
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Tuổi tác cao gây những thay đổi ở cấu trúc tim, ảnh hưởng tính dẫn truyền tim
- Mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống điện trong tim: bệnh mạch vành, bệnh viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim.
- Bị suy tuyến giáp, mất cân bằng điện giải do nhiều kali trong máu, bị suy nút xoang là những yếu tố làm chậm xung điện tim
- Sử dụng một số loại thuốc: thuốc chống loạn nhịp và digoxin được dùng trong trị bệnh tim, cao huyết áp cũng gây nhịp tim chậm
- Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, bị căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu.
Xây dựng chế độ ăn cho người nhịp tim chậm
Với người bị nhịp tim chậm, trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cần lưu ý những bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có trong một vài loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như óc chó, dầu thực vật, cá các loại … Trên thực tế, thành phần omega-3 từ trong dầu cá có tác động đến sự co cơ tim, giúp điều hòa nhịp tim ổn định. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và các loại cá trắng là nguồn cung cấp hàng đầu EPA và DHA. Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nên ăn cá tối thiểu hai bữa mỗi tuần.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Theo nghiên cứu đăng trên International Journal of Cardiology (Tạp chí quốc tế về tim mạch), lượng chất béo triglyceride có trong máu cao sẽ làm gia tăng nhịp tim. Chất béo triglyceride làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch. Thực phẩm có chứa chất béo triglyceride thấp gồm axit béo omega-3, ngũ cốc nguyên hạt …Thành phần chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp duy trì lượng triglyceride ở mức vừa đủ. Đậu, yến mạch, cám gạo, trái cây, rau cải là cung cấp nguồn chất xơ, chứa ít chất béo triglyceride.
Bổ sung khoáng chất
Chế độ ăn cho người nhịp tim chậm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng magiê và canxi, bởi đó là một trong những cách để duy trì nhịp tim ổn định. Trong trái tim và mạch máu, canxi sẽ làm co bóp cơ trơn của tim và mạch máu, trong khi đó magiê giúp thư giãn cơ trơn. Hai khoáng chất magiê, canxi có nhiều trong các loại rau lá xanh, bông cải, khoai tây nướng, cá hồi, các loại sữa ít béo, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt cho nhiều magiê.
Thực phẩm giúp bảo vệ mạch máu
Huyết áp cao sẽ gây ra những tổn thương ở thành động mạch, lượng cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng vào vùng tổn thương. Theo thời gian, tình trạng xơ vữa động mạch sẽ hình thành làm mạch máu bị thu hẹp, cứng hơn, hậu quả là làm nhịp tim bị rối loạn để đưa máu xuyên qua những mạch máu hẹp nhằm cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy người bị nhịp tim chậm nên ăn gì? Hãy bổ sung những thực phẩm bảo vệ mạch máu như rau xanh các loại, thịt trắng…
Nhịp tim chậm nên kiêng gì
Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim. Do lượng cholesterol dư thừa trong máu cùng với đó là những áp lực lên thành mạch máu gây nên những tổn thương trong thành mạch, từ đó làm chít hẹp, xơ cứng mạch máu khiến cho nhịp tim bị rối loạn khi đưa máu đi khắp cơ thể. Do vậy, trong chế độ của người bị nhịp tim chậm nên chú ý loại bỏ những thực phẩm không tốt cho tim mạch như:
- Thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, socola, trà, cacao..
- Những thực phẩm lạnh, cay nóng
- Không nên ăn nhiều đồ béo, các thực phẩm chiên, xào, bánh ngọt
- Thực phẩm có chứa nhiều natri (muối)
- Kẹo và đồ ngọt, việc hạn chế ăn nhiều kẹo bánh là cách bình ổn nhịp tim
Những thực phẩm giúp ổn định nhịp tim
Ăn gì để tăng nhịp tim hay những thực phẩm giúp ổn định nhịp tim là một trong những câu hỏi thường đặt ở những người đang gặp tình trạng liên quan đến bệnh tim. Hãy ghi nhớ ngay những dưới đây ngay nhé.
- Rau xanh: Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp giảm lượng triglyceride có trong máu - một trong các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, hãy bổ sung rau xanh vào trong thực đơn mỗi ngày nhé.
- Cá các loại: Các loại cá tươi có chứa Omega-3 cao. Đây là thành phần tốt cho tim mạch, có tác động đến sự co thắt cơ tim, giúp ổn định nhịp tim hơn.
- Đậu và thực phẩm đậu: Trong các loại đậu rất giàu calci, vitamin tốt cơ thể. Ngoài công dụng giảm cân, loại thực phẩm này còn tốt cho tim mạch.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc chất xơ và magie, khoáng chất tốt cho tim mạch. Trong thành phần ngũ cốc còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, giảm cholesterol “xấu” LDL. Nhờ đó, giúp ổn định nhịp tim tự nhiên.
- Gạo lứt: Thành phần gạo lứt có chất xơ, carotenoid, acid omega 3, phytosterol, inositol hexaphosphate (IP6).. có tác dụng ngăn ngưng kết tiểu huyết cầu, giảm cholesterol, triglycerid, giảm nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Trái cây: Các loại trái cây mọng nước có chứa nhiều chất chống oxy hóa, polyphenol bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, ung thư và ổn định nhịp tim.
Lưu ý với người bị nhịp tim chậm
Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo liệu trình của bác sĩ để xử trí nhịp tim chậm, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp hạn chế diễn tiến của bệnh. Theo đó, thiết lập cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Sử dụng thực phẩm tốt cho tim mạch: hạn chế ăn mặn, bổ sung nhiều chất xơ..
- Tập luyện thể thao mỗi ngày dưới sự giám sát và theo dõi của bác sĩ.
- Hạn chế rượu, hút thuốc và chất kích thích khác
- Duy trì và kiểm soát cân nặng ổn định.
- Kiểm soát cholesterol, huyết áp ổn định.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe
Trên đây là một vài thông tin về chứng rối loạn nhịp tim cũng như chế độ ăn cho người nhịp tim chậm mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong chăm sóc sức khỏe tại nhà.