Dưa cải muối là món ăn truyền thống và quen thuộc trong những bữa ăn gia đình của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được dưa cải muối, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu có nên ăn dưa cải muối hay không và dưa cải muối có ảnh hưởng gì tới thai nhi?
- Cách massage đánh bay tắc sữa, mẹ cho con bú cần biết
- Vì sao bà bầu nên uống nước chanh trong thai kỳ?
Dưa cải muối chua là gì?
Dưa cải muối chua là món ăn truyền thống và quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Đây là món được làm từ nhiều loại rau củ, tùy theo sở thích từng người và vùng miền như cải bẹ, cải xanh, củ cải, cà rốt, su hào, ngó sen, cà tím, cà pháo, củ kiệu, tỏi, hành, hẹ, ớt, súp lơ, rau cần nước…
Dưới tác dụng của men vi sinh vật, glucid, đạm biến đổi thành các axit-amin dễ hấp thu. Các chất xơ trong rau quả cũng được thủy phân thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong môi trường axit, các chất khoáng như canxi, kẽm... cũng tăng khả năng hòa tan khiến cơ thể dễ hấp thu.
Thành phần dinh dưỡng của dưa cải muối
Dưa cải muối được muối bằng nhiều loại rau trong đó phổ biến nhất là lá cải (cải bẹ xanh, cải cay) có protid, lipid, glucid, cellulose, beta-caroten, vitamin C, axit amin và các nguyên tố canxi, sắt.
Cứ 100g cải xanh muối dưa có 85.6g nước, 1.7g protid, 2.3g axit lactic, 2.3g chất xơ, 3.4g tro và có khả năng sinh nhiệt 16 calo trên mỗi 100g. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng như vậy thì bà bầu có nên ăn dưa cải muối chua hay không?
Bà bầu ăn dưa cải muối có tốt không?
Có thai ăn dưa cải muối được không là thắc mắc của nhiều chị em khi thèm món ăn hấp dẫn này. Việc bà bầu có nên ăn dưa cải muối trong thai kỳ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng tiêu thụ của bà bầu, với điều kiện là chị em ăn với số lượng vừa đủ thì nó sẽ mang lại những lợi ích không ngờ sau:
Giải nhiệt
Các bạn biết không, rau củ muối chứa nhiều kali và natri. Đây là 2 chất điện giải quan trọng, giúp duy trì hiệu điện thế giữa các màng tế bào và cân bằng nước trong cơ thể. Đặc biệt khi mang thai, nhu cầu chất điện giải trong cơ thể mẹ cần nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cầu của thai nhi trong bụng. Do đó, bà bầu ăn dưa bắp cải muối có thể giúp bổ sung kali và natri cho cơ thể.
Không có cholesterol và chất béo
Những loại dưa muối chua thường không chứa cholesterol và chất béo nên bà bầu ăn dưa muối mà không cần lo lắng vấn đề tăng cân mà còn tốt cho sức khỏe. Mẹ lưu ý là nên chọn những sản phẩm rau củ muối chua không đường để duy trì một lượng calorie thấp nhất có thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Dưa muối chua thường chứa những loại vi khuẩn có lợi nên rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Do đó, mẹ sẽ không lo gặp phải những vấn đề tiêu hóa trong suốt quá trình mang thai.
Giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất
Không những thế, dưa muối chua còn là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Dưa muối chua còn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, K, canxi, sắt và kali có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật trong suốt thai kỳ.
Tăng cường vị giác
Đây là lý do dưa cải muối được xem như là món ăn đưa cơm. Đặc biệt khi kết hợp với món ăn có thịt mỡ, đồ rán, dưa muối làm tăng cảm giác thèm ăn và ngon miệng hơn trong bữa cơm, đặc biệt là với bà bầu.
Bầu 3 tháng đầu ăn dưa cải muối được không?
Gây mất nước
Bà bầu có nên ăn dưa cải muối quá nhiều hay không? Nếu bà bầu ăn dưa cải muối chua quá nhiều sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng và gây mất nước. Chính vì thế, nếu mẹ ăn món này thì nên bổ sung đủ nước để cân bằng nước và natri trong cơ thể.
Gặp các vấn đề về dạ dày
Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu mắc bệnh đau dạ dày hoặc từng bị đau dạ dày thì mẹ nên hạn chế ăn món dưa muối chua vì sẽ khiến bệnh dạ dày của mẹ thêm tồi tệ hoặc dễ bị đầy hơi, ợ nóng, ợ chua khi mang thai. Bên cạnh đó, nếu mẹ ăn quá nhiều dưa muối chua cũng có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa…
Nồng độ natri tăng
Như đã nói trên, dưa muối chua là thực phẩm giàu natri và kali nên dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa natri khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi, thậm chí con còn tăng khả năng bị chứng cao huyết áp khi lớn lên.
Tăng huyết áp
Dưa cải muối chua là món ăn được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng với những mẹ bị cao huyết áp thai kỳ vì điều này chỉ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Không những thế mẹ còn có thể gặp những nguy cơ khác như co giật, tổn thương thận, làm hư hỏng mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Tồn dư hàm lượng nitrat
Các loại rau cải mang bán ngoài chợ thường được người dân sử dụng phân đạm ure để bón. Loại phân đạm này dễ tốn dư trên lá thành nitrat trong rau. Trong quá trình chế biến, nitrat bị khử thành nitrit, hàm lượng này khá cao vào những ngày đầu chế biến muối dưa. Chúng chỉ giảm dần khi dưa chuyển sang màu vàng và có vị chua.
Dưa cải muối có thể gây ung thư
Như đã nói ở trên, chất nitrit tồn trong dưa muối khi kết hợp với gốc amin trong thịt và cá có thể tạo thành nitrosamin, đây chính là một chất gây ra bệnh ung thư. Bởi vậy, đối với bà bầu ăn nhiều dưa cải muối có thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
Rau củ bị nhiễm chất bảo vệ thực vật, dụng cụ muối bị nhiễm bẩn
Một số loại dưa muối sẵn có thể dùng chất phụ gia chống thối, dùng dụng cụ muối nhiễm bẩn, quá liều lượng muối quy định… Tiêu thụ những loại dưa muối này sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ bà bầu nói riêng và cả chúng ta nói chung.
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn dưa cải muối
Trong thời gian mang thai, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai là điều hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi. Dưa cải muối chua không có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải vì nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bạn và thai nhi.
Không nên ăn dưa quá chua, nổi váng: Những dưa muối quá chua có hiện tượng nổi váng trắng, nhầy nhớt thường là giai đoạn để nấm mốc bắt đầu phát triển. Những vi khuẩn có hại cũng sẽ phát triển mạnh, không tạo nên môi trường đủ axit để gây ức chế vi khuẩn có lợi.
Những loại rau, củ, quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều vi khuẩn như vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Để tránh hư hỏng trước khi muối dưa cần rửa sạch rau, củ, quả và dụng cụ để muối.
Cần tạo môi trường lên men tốt với lượng đường, muối, nhiệt độ đạt từ 20 đến 45 độ C. Nếu nhiệt độ thấp quá trình lên men yếu không đủ ức chế vi khuẩn có hại phát triển.
Giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây thối. Tốt nhất là nên mua rau sạch về muối tại nhà, nếu phải mua ngoài chợ thì nên chọn cửa hàng có uy tín.
Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết mình có thể ăn món ăn này hay không và ăn bao nhiêu là đủ.
Quả thật, dưa cải muối rất hấp dẫn đối với các bữa ăn của chị em khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn dưa cải muối hay không khi bên cạnh những lợi ích ít ỏi mà dưa cải muối mang lại thì những tác hại lại khá nguy hiểm đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Do đó, nếu sử dụng thì chỉ nên ăn vừa phải và tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.