Trong thời gian mang thai, các sản phụ luôn lo lắng về sức khỏe của thai nhi. Nhiều thực phẩm được khuyên nên dùng, số khác thì nên kiêng. Điều này khiến các mẹ bầu luôn phải chú ý tới thực phẩm mình ăn.
Với đậu nành cũng vậy, có mẹ bầu sẽ thắc mắc liệu ăn nó có an toàn không? Lợi ích cũng như rủi ro của đậu nành là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Đậu nành là gì?
Đậu nành thuộc họ đậu và nó là một trong những nguồn protein tốt nhất. Có nguồn gốc từ khu vực phía đông châu Á.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Đậu nành rất bổ dưỡng và một chén đậu nành chứa nhiều năng lượng với sắt, magie, chất xơ, chất béo omega-3, vitamin K, mangan, phốt pho và đồng.
Ngoài ra, đậu nành cũng là một nguồn flavonoid và lsoflavonoid, phytoalexin, phytosterol, axit phenolic, protein, saponin và peptide.
Lợi ích của đậu nành khi mang thai
Siêu thực phẩm này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Một số lợi ích của việc ăn đậu nành trong thai kỳ:
- Cung cấp protein
Protein rất cần thiết cho phụ nữ mang thai và nếu bạn là người ăn chay thì việc bổ sung protein hàng ngày có thể khó khăn. Tuy nhiên, đậu nành là một lựa chọn thay thế tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu protein của bạn trong thai kỳ.
- Nguồn axit Omega 3 tuyệt vời
Omega 3 rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi đang phát triển. Cá là một nguồn axit omega 3 tuyệt vời, tuy nhiên, nếu bạn không thích cá hoặc ăn chay, bạn có thể thêm đậu nành vào chế độ ăn uống của mình.
- Tốt cho người không dung nạp Lactose
Nếu bạn không dung nạp đường sữa thì bạn có thể thay bằng sữa đậu nành trong chế độ ăn uống.
- Giảm mức cholesterol
Bạn có thể thêm một lượng thích hợp các loại đậu như đậu nành vào chế độ ăn uống để hỗ trợ giảm cholesterol.
- Chống béo phì
Béo phì có thể gây ra ảnh hưởng xấu khi mang thai. Thêm đậu nành vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn kiểm soát cơn đói, do đó có thể kiểm soát cân nặng.
- Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi
Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy nó cung cấp liều lượng các chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi đang phát triển.
- Giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Đậu nành là một nguồn folate và kẽm tốt. Cả hai khoáng chất này có lợi trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Đậu nành luộc có an toàn khi mang thai không?
Bạn có thể ăn đậu nành luộc hoặc bất kỳ sản phẩm đậu nành nào trong thai kỳ nếu bạn không bị dị ứng với đậu nành.
Tác dụng phụ của ăn đậu nành khi mang bầu
Nếu ăn quá nhiều đậu nành, chúng có thể khiến bạn gặp phải một số rủi ro:
- Tăng nguy cơ ung thư vú
Ăn quá nhiều các sản phẩm đậu nành trong thai kỳ có thể làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể. Lượng estrogen tăng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú.
- Dư lượng thuốc trừ sâu cao
Nó đã được tìm thấy rằng có một lượng đáng kể dư lượng thuốc trừ sâu ở vỏ đậu nành. Những dư lượng này có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như vấn đề sinh sản và mất cân bằng nội tiết tố.
- Cản trở sự hấp thụ khoáng chất
Là một nguồn axit phytic dồi dào, ăn các sản phẩm đậu nành có thể cản trở sự hấp thụ các khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Một số khoáng chất như kẽm, sắt, canxi,... là bắt buộc cho sự phát triển thao nhi tối ưu.
- Làm suy yếu quá trình tiêu hóa protein
Trypsin là một thành phần được tìm thấy trong đậu nành thô. Nó gây cản trở quá trình tiêu hóa protein trong cơ thể. Các thành phần khác có trong các sản phẩm đậu nành phản ứng với niêm mạc ruột và cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Những lưu ý khi ăn đậu nành trong thai kỳ
Dưới đây là một số điều mà bạn có thể xem xét trước khi thêm đậu nành vào danh sách thực phẩm mang thai của bạn:
- Ăn đậu nành trong chừng mực, không ăn quá nhiều.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng lý tưởng cho chế độ ăn uống của mình.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với mức estrogen cao trong cơ thể, có thể bị gây ra do ăn đậu nành.
Đậu nành siêu giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên ăn có chừng mực là tốt nhất. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn.