Khi chuẩn bị cán đích của hành trình mang thai, mẹ vẫn phải chịu đựng không ít vấn đề mệt mỏi.
- Sau đẻ mổ dù vẫn còn đau và mệt các mẹ vẫn nên làm điều này càng sớm càng tốt nhé
- Thực phẩm này mẹ bầu tuyệt đối nên tránh xa nếu không muốn "hại mẹ, hại con"
Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ bầu lúc này đã nổi rõ và nặng nề hơn nhiều, gây khó khăn cho việc di chuyển, sinh hoạt. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể còn phải trải nghiệm 4 hiện tượng "xấu hổ" dưới đây.
Rò tiểu
Khi mang thai những tháng cuối, mẹ bầu chắc hẳn sẽ trải qua một vài lần "giật mình" vì bỗng dưng bị rò tỉ một chút nước tiểu ra. Đôi khi chỉ hắt hơi hay đi nhanh cũng khiến mẹ rơi vào tình huống xấu hổ này.
Thực chất đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường do em bé trong bụng phát triển, tử cung nở to ra chèn ép lên bàng quang. Để không bị quấy rầy bởi việc rò tiểu, mẹ bầu có thể cân nhắc việc sử dụng bằng vệ sinh hoặc tã khi phải ra ngoài lâu. Ngoài ra, mẹ nhớ đi vệ sinh ngay khi cơ thể ra tín hiệu để tránh bàng quang phải tích quá nhiều nước, dễ dẫn đến rò tiểu hơn.
Quầng ti chuyển sang màu thâm đen
Khi mang thai về những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy quầng ti ngày càng to và có màu sẫm hơn, đôi khi còn đau nhẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì nguyên nhân của hiện tượng này là do nội tiết tố thay đổi khi mang thai. Ngực mẹ hơi sưng và đau nhẹ là báo hiệu tuyến sữa đã sẵn sàng để đón bé chào đời.
Ngáy
Nhiều người nghĩ rằng người ngủ ngáy là do ban ngày làm việc quá mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu tháng cuối cả ngày chỉ ở nhà nghỉ ngơi nhưng đêm ngủ vẫn ngáy. Tình trạng này xảy ra phổ biến trong thời gian mang thai khiến nhiều chị em tỏ ra bối rối, thậm chí xấu hổ đỏ mặt mỗi khi nhắc tới.
Thực tế, ngủ ngáy một phần là do sự tăng trưởng từng ngày của tử cung và thai nhi gây áp lực lên cơ hoàn khiến mẹ bầu bị khó thở cho dù ngay trong giấc ngủ. Hơn nữa, mức hormone cao, đặc biệt là estrogen khiến màng nhày và đường mũi phình ra gây khó khăn cho sự việc thở.
Khám âm đạo
Khi cận kề giây phút vượt cạn, mẹ bầu chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc khám âm đạo hay còn gọi là khám trong. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ khám trong là nam sẽ khiến mẹ càng thêm "đỏ mặt".
Dù vậy mẹ bầu nên ngoan ngoãn, hợp tác với bác sĩ trong quá trình khám vì đây là việc làm cần thiết để kiểm tra tình trạng cổ tử cung của mẹ, từ đó xác nhận xem mẹ đã lên bàn sinh được chưa.