Trong thời kì bầu bí các mẹ luôn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cả thực phẩm nạp vào cơ thể vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và thai nhi.
- 10 mẹo nhỏ giúp bố mẹ cho bé bú bình nhàn nhã hơn mà chẳng sách vở nào dạy
- 8 nguyên tắc sức khỏe mọi bà mẹ nên tuân thủ từ lúc mang thai để nuôi con luôn khỏe mạnh
1. Các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
Phụ nữ có thai nên ăn mỗi ngày 3 - 4 cữ sữa để bổ sung thêm canxi, protein, và vitamin D giúp thai nhi phát triển xương, răng, tim, và hệ thần kinh. Nhưng có một điều cần phải lưu ý: không phải loại thực phẩm từ sữa nào cũng an toàn cho các bà mẹ đang mang thai.
Theo bà Sarah Krieger, một chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, cho biết "hãy tránh xa các loại sữa thô, cũng như là các loại thực phẩm từ sữa thô khác". "Quá trình tiệt trùng giúp tiêu diệt các loài vi khuẩn vốn rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu xâm nhập vào cơ thể của mẹ", bà chia sẻ.
Các loại phô mai tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ nguy hiểm, bởi chúng thường không được tiệt trùng, mang chủng Listeria, một loài vi khuẩn gây sẩy thai.
2. Nước ép hoa quả tươi mua sẵn
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
3. Thịt tái và cá sống
Các mẹ bầu tuyệt đối nên tránh ăn sushi và cá sống trong thai kì vì trong các loại đồ sống vẫn còn nguyên vi khuẩn, vi sinh vật và các kí sinh trùng. Vì thế hãy nấu chín các loại thịt cá trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
4. Trứng sống
Trứng là một món ăn rất giàu protein, vitamins, và chất khoáng. Thế nhưng một khi đang mang thai, bạn cần phải đảm bảo rằng trứng luôn cần phải được nấu chín vì các loại thức ăn có chứa trứng sống tiềm ẩn nguy cơ có Salmonella rất cao. Đồng thời các mẹ cũng cần phải kiểm tra xem thời gian sử dụng của trứng, và bảo quản chúng trong tủ lạnh.
5. Rượu
Rượu bạn uống vào cơ thể có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé đang phát triển trong bạn. Đối với người lớn, cơ thể có chất đào thải men rượu nhưng đối với thai nhi thì lượng chất đó cực kỳ ít.
Chính vì thế rượu ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào và khó hấp thu các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho thai nhi. Đó là lý do tại sao dù là một lượng rượu nhỏ cũng tuyệt đối không được sử dụng khi bạn mang thai. Và quan trọng hơn hết, nếu thực phẩm nào bạn không chắc chắn có tốt cho thai nhi hay không, hãy hỏi bác sĩ của bạn để có quyết định đúng đắn trong giai đoạn nhạy cảm suốt 9 tháng này.
6. Ăn những thực phẩm có tính hàn
Mẹ bầu phải cực kỳ chú ý đến việc ăn uống của bản thân mình, luôn thận trọng với những thực phẩm mình ăn hằng ngày. Có rất nhiều loại thực phẩm nhìn thì ngon lành nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai. Trong thời gian mang thai, mẹ không nên ăn dứa, nha đam, đu đủ và các loại rau có tính hàn. Cua và ba ba tuy là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng trong 3 tháng đầu, thai kỳ còn chưa ổn định, mẹ cũng không nên ăn.
7. Ăn quá mặn
Muối đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đảm bảo cho các chức năng cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng ăn quá nhiều muối trong thực đơn hàng ngày có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp trong quá trình mang thai có thể dẫn đến nhiễm độc thai nhi. Do vậy, trong quá trình mang thai, bạn chỉ cần cung cấp cho thể 6g muối mỗi ngày thôi.
8. Ăn nhiều đồ lạnh
Nhiệt độ cơ thể khi mang thai hơi cao hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể thông thường. Vì vậy, khi mang thai, bạn thường cảm thấy nóng bức bực bội hơn nhiều, đặc biệt trong cái nóng oi bức mùa hè hiện nay. Một ly nước đá hay một cây kem mát lạnh trong thời tiết này thật là thích biết bao! Nhưng mẹ phải hết sức cẩn thận. Việc ăn quá nhiều đồ lạnh trong thời tiết nóng bức có thể khiến các mạch máu xung quanh vùng bụng co lại, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên hạn chế ăn những món lạnh trong quá trình mang thai để bảo vệ bé.