Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời, chuẩn bị sao cho đúng?

Lễ tết 27/12/2018 14:52

Lễ cúng tất niên từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa người Việt. Ở thời điểm sắp kết thúc năm 2018 và đón năm mới 2019, nên cúng tất niên, bày biện mâm cỗ trong nhà hay ngoài trời, chuẩn bị văn khấn cúng như thế nào cho đúng, tham khảo ngay gợi ý dưới đây.

Ý nghĩa phong tục cúng tất niên

Cúng tất niên từ lâu đã trở thành một phong tục truyền thống của người Việt vừa nhằm đánh dấu mốc kết thúc năm cũ, vừa chuẩn bị để đón một năm mới với nhiều điều tốt lành. Các gia đình có thể chỉ cần cúng tất niên trong nhà, hay nếu có điều kiện có thể cúng thêm một mâm cỗ ngoài trời để cảm tạ thần linh đã phù hộ cho gia đình trong suốt năm vừa qua.

Lễ cúng tất niên là một trong những nghi thức quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán

Lễ cúng tất niên là một trong những nghi thức quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán

Lễ cúng tất niên thường là bữa cơm gia đình thịnh soạn hơn mọi ngày, tiến hành vào chiều tối ngày 30 tết hoặc ngày nào đó từ sau lễ cúng Ông Công Ông Táo đến trước Tết. Lễ cúng tất niên cuối năm là dịp để con cháu, người thân hoặc có thêm những khách mời cùng nhau tụ họp quây quần bên mâm cơm cuối năm chuẩn bị đón một năm mới sang. Trong bầu không khí gia đình tràn ngập niềm vui, mọi người được sống và tận hưởng những thành quả lao động trong suốt một năm, cùng nhau nhìn lại để phấn đấu cho một năm mới thành công hơn.

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể sửa biện mâm cúng tất niên với những lễ vật khác nhau, nhưng dựa theo phong tục cổ truyền thì mâm cơm cúng tất niên cần có những lễ vật chính sau: hương hoa, tiền vàng mã, mâm ngũ quả, cau trầu, chén rượu, trà, bánh chưng hoặc bánh tét, mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món ăn đặc trưng ngày Tết.

Mâm cơm cúng tất niên thường được chuẩn bị thịnh soạn hơn những mâm cỗ cúng thông thường

Mâm cơm cúng tất niên thường được chuẩn bị thịnh soạn hơn những mâm cỗ cúng thông thường

Bài văn khấn cúng tất niên trong nhà

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời vái lạy 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương trời, con lạy chư phật mười phương

Kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, con lạy chư vị Tôn thần

Kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, lạy chư vị Đại vương

Con lạy ngài Bản xứ thần linh, con lạy ngài Thổ địa tôn thần

Cúi đầu kính lạy các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, ngài Bản gia Táo quân cùng các vị thần linh cai quản đất này.

Con kính lạy chư vị Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, gia tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm………. (đọc theo âm lịch)

Tín chủ của chúng con là:..........

Hiện đang ngụ tại:..........

Cúi mình trước án, con kính cẩn tâu trình rằng nay là ngày 30 tết, năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con cùng toàn thể gia đình sắm sửa lễ vật tất niên, với tất cả lòng thành gồm các phẩm vật hương hoa, trà quả, cơm canh. Kính dâng các vị chư vị tôn thần, toàn thể gia tiên, chư vị hương linh giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Với lòng thành, chúng con cúi xin được phù hộ độ trì sức khỏe bình an, mọi sự tốt lành, gia đình luôn hòa thuận, làm ăn suôn sẻ.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời vái lạy 3 lần)

Cúng tất niên là để tạ ơn gia tiên, thần linh đã phù hộ trong suốt một năm qua

Cúng tất niên là để tạ ơn gia tiên, thần linh đã phù hộ trong suốt một năm qua

Bài văn khấn cúng tất niên ngoài trời

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời vái lạy 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương trời, con lạy chư phật mười phương

Con lạy Đức Di Lặc Tôn Phật, lạy Đức Bồ tát quan thế âm

Con lạy ngài Hoàng thiên, hậu thổ, lạy chư vị tôn thần

Con kính lạy các ngài thiên quan, các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, lạy ngài Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Hôm nay nhân lễ tất niên chào năm cũ, đón năm mới sang, tín chủ chúng con là:.......... Sinh năm………. Nay đang ngụ tại……….

Nhân dịp tất niên, con xin cảm tạ các ngài đã phù hộ độ trì cho gia đình chúng con trong năm vừa qua. Tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, cơm canh, kính cẩn dâng lên trước án, kính mong Phật thánh, các vị Tôn thần giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám cho lòng thành.

Nguyện cho tín chủ chúng con được vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào, gia đình hòa thuận, cả năm hạnh phúc, được hưởng ơn của trời phật quanh năm.

Cúi xin chứng giám!

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời vái lạy 3 lần)

Mùng 1 Tết không may làm vỡ chén bát là điềm gì, cách hóa giải thế nào?

Những đồ dùng gia đình như cốc, ly, chén, gương, bát được làm bằng thủy tinh nên thường rất dễ vỡ và dễ khiến gia chủ lo lắng. Vậy, Mùng 1 Tết làm vỡ bát hay gãy đũa là điềm gì? Cách hóa giải thế nào?

TIN MỚI NHẤT