Những ngày đầu năm mới thường rất quan trọng và có nhiều điều kiêng kỵ, trong đó, kiêng kỵ mùng 5 Tết khá phổ biến và được nhắc nhở, lưu truyền đến ngày nay.
- Từ đây đến Tết, 3 con giáp này sẽ tiền chất đầy ví, chỉ việc ngồi chơi hốt bạc, đếm tiền sái tay
- 7 đại kỵ phong thủy gây hao tài, tốn của cho gia chủ
Đối với người Việt, Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền có ý nghĩa quan trọng, là dịp để gia đình sum họp, cùng quay quần chào đón một năm mới hạnh phúc, thành công.
Để mọi việc “thuận buồm xuôi gió”, tục kiêng kỵ đầu năm cho rằng mùng 5 Tết là ngày xui, tránh đi ra đường hay bắt đầu công việc làm ăn.
Bởi thế từ xưa đến nay vẫn có câu: “Mùng năm, mười bốn, hăm ba – Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn” để nhắc nhở điều này.
1. Vì sao mùng 5 Tết có nhiều điều cần kiêng kỵ?
Để biết ngày mùng 5 Tết có tốt không, nhiều phong tục, giả thuyết lý giải như sau:
Theo quan niệm của người Trung Quốc, mùng 5 là ngày không tốt vì là một trong ba ngày Nguyệt kị (mùng 5, 14, 23). Đây đều là những ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ), mà Trung cung lại là ngôi vua cần tránh né và kiêng kỵ.
Theo dân gian, ngày mùng 5 Tết thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường, đó là điềm xấu có thể nguy hiểm cho người đi xa bằng thuyền bè (vì phương tiện di chuyển chủ yếu ngày xưa là thuyền bè). Từ đó đến nay, ngày mùng 5 được xem là ngày “con nước”, ai cũng nên cân nhắc cẩn trọng mùng 5 Tết có nên ra đường để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Còn theo nghiên cứu chiêm tinh học, ngày mùng 5 chính là ngày lực tương hỗ với mặt trăng tác động mạnh nhất khiến con người dễ mất kiểm soát, sức khỏe kém, dễ làm việc, hành động sai lầm.
Mặt khác, sự đặc biệt của các con số: 5-14-23 khi tách số rồi cộng lại đều bằng 5 (nghĩa là 1+4=5, 2+3=5) mà 5 được xem như “nửa đời, nửa đoạn”, không trọn vẹn khiến làm việc gì cũng khó thành công.
2. Những điều cần lưu ý trong ngày mùng 5 Tết 2019
Đi kèm với những lý giải ngày mùng 5 Tết tốt hay xấu là những điều kiêng kỵ mà mọi người thường nhắc nhau để tránh những xui rủi, không may.
Trong đó, xuất hành ngày mùng 5 Tết rất quan trọng, cần tìm hiểu và chọn đúng thời điểm đẹp trước khi đi ra đường.
Kiêng kỵ mùng 5 Tết: Không nên tiến hành cắt tóc hay nhận chức, chuyển công tác trong ngày này.
Giờ Hoàng Đạo: Dần (3:00-4:59), Mão (5:00-6:59), Tỵ (9:00-10:59), Thân (15:00-16:59), Tuất (19:00-20:59), Hợi (21:00-22:59).
Giờ Hắc đạo: Tí (23:00-0:59), Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-8:59), Ngọ (11:00-12:59), Mùi (13:00-14:59), Dậu (17:00-18:59).
Ngũ hành: Ngày Đinh Sửu
- Tức Can sinh Chi (Hỏa sinh Thổ), là ngày cát (bảo nhật).
- Nạp Âm: Ngày Giản hạ Thủy kỵ các tuổi: Tân Mùi và Kỷ Mùi. Ngày này thuộc hành Thủy khắc với hành Hỏa, ngoại trừ các tuổi: Kỷ Sửu, Đinh Dậu và Kỷ Mùi thuộc hành Hỏa không sợ Thủy.
- Ngày Sửu lục hợp với Tý, tam hợp với Tỵ và Dậu thành Kim cục (Xung Mùi, hình Tuất, hại Ngọ, phá Thìn, tuyệt Mùi) Tam Sát kị mệnh các tuổi Dần, Ngọ, Tuất.
Hướng xuất hành: Xuất hành hướng Chính Nam để đón “Hỷ Thần”, xuất hành hướng Chính Đông để đón “Tài Thần” và tránh xuất hành hướng Chính Tây gặp Hạc Thần (xấu)
Giờ đẹp ngày mùng 5 Tết để xuất hành:
- Từ 11h-13h (Ngọ) và từ 23h-01h (Tý): Là giờ đẹp, tốt lành, nếu ra đường thường gặp may mắn, mọi sự trong gia đình đều hòa hợp, khỏe mạnh, còn nếu buôn bán, kinh doanh thì thuận lợi, thành công.
- Từ 15h-17h (Thân) và từ 03h-05h (Dần): Công việc hanh thông, tốt lành, nếu đi theo hướng Tây Nam thì cầu được tài, gia đình bình an.
- Từ 19h-21h (Tuất) và từ 07h-09h (Thìn): Đi hướng Nam cầu tài, cầu lộc thành công, việc làm hiệu quả, may mắn. Người đi xa an toàn, có tin vui gửi về.
Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà người Việt ta kiêng kỵ mùng 5 Tết, tuy nhiên, đây là quan niệm xưa nhắc nhở mỗi người cẩn thận hơn khi đi ra đường chứ không nên áp đặt vào cuộc sống ngày nay. Dù đi đâu, làm gì, hãy luôn có sự chuẩn bị chu đáo để dịp Tết ngập tràn hạnh phúc và niềm vui.