Ngủ đúng tư thế cũng là một trong những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả cho phái đẹp, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và vượt qua những cơn đau đáng ghét ngày "đèn đỏ".
- Tháng nào cũng đau bụng kinh dữ dội kèm một số hiện tượng lạ có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh tiềm ẩn sau
- Đau bụng kinh kèm theo những dấu hiệu bất thường sau đây có thể là do một vài vấn đề sức khỏe phụ khoa gây ra
Phần lớn, mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” các chị em đều phải chịu sự hành hạ của những cơn đau vùng bụng dưới. Tùy theo sức khỏe và đặc điểm sinh lý của mỗi người mà các cơn đau này có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến nhiều chị em khổ sở vì nó.
Nhưng thật may mắn, gần đây các bác sĩ chuyên khoa đã phát hiện ra các tư thế ngủ tuyệt vời cho ngày “đèn đỏ”, có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh nhanh chóng. Theo đó, trong ngày “đèn đỏ” các chị em có thể chọn 1 trong 2 tư thế sau để ngủ sau:
Nằm nghiêng, co người
Nằm nghiêng co người hay còn gọi là tư thế ngủ bào thai. Tư thế này giúp loại bỏ áp lực lên cơ bụng, các cơ xung quanh vùng bụng được thư giãn. Khi áp lực giảm, các cơn đau co thắt cũng sẽ ít đi rất nhiều. Chính vì vậy, đây là tư thế được cho là có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm đau bụng kinh cho nữ giới.
Tuy nhiên, khi nằm nghiêng, các chị em nên nghiêng người về bên phải, như vậy sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đồng thời tạo giấc ngủ sâu hơn và tránh ác mộng.
Nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối
Nằm ngửa là tư thế ngủ không bị tràn băng và còn mang lại sự thoải mái, dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt cho phái đẹp. Khi nằm ngửa sẽ làm giảm được tình trạng đau lưng và đau bụng dưới do “đèn đỏ”. Trong quá trình nằm ngửa, các chị em nên đặt một chiếc gối dưới đầu gối để tạo sự thoải mái, giúp cho phần cột sống bớt nhức mỏi, đồng thời hạn chế được các cơn đau. Bên cạnh đó, các chị em cũng nên kết hợp đặt một chiếc khăn hoặc một túi nước ấm lên bụng để chườm, giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
Mặc dù ngằm ngửa tốt nhưng nếu để nguyên một tư thế thì có thể gây mệt mỏi và khó chịu. Do đó, trong quá trình ngủ, các chị em có thể thay đổi tư thế để tạo cảm giác thoải mái và thư giãn hơn.
Một lưu ý đặc biệt là trong kì “đèn đỏ” các chị em cần tránh xa tư thế ngủ nằm sấp. Bởi tư thế ngủ này có hại do các cơ quan nội tạng, làm ảnh hưởng đến ngực, bàng quang, tử cung... Hơn thế nữa, trong những kỳ kinh nguyệt, ngủ sấp sẽ khiến cho các dây chằng ở ngực bị đè nén, gây áp lực tới tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu, sẽ bị đau bụng dữ dội hơn.
Sau khi đã thay đổi tư thế ngủ phù hợp đồng thời có chườm nóng nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn thì các chị em hãy thử massage vùng bụng dưới bằng các chuyển động tròn nhẹ nhàng như là đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng, xoa bụng và hơi ấn nhẹ vào bụng, thực hiện động tác khoảng 30 lần. Để việc massage hiệu quả hơn, có sự dễ chịu, các chị em hãy dùng thêm một số loại tinh dầu như dầu tràm, bạc hà… hoặc có thể trộn hỗn hợp tinh dầu oải hương, xô thơm và kinh giới ô theo tỷ lệ 2:1:1 để massage cho vùng bụng.
Lời khuyên từ bác sĩ giúp phái đẹp giảm đau bụng kinh
Tình trạng đau bụng kinh khiến chị em mệt mỏi, mất sức, không muốn vận động. Do đó, để giảm đau bụng kinh hiệu quả, chị em cần phối hợp thêm nhiều cách. Cần phải ăn nhiều các loại thực phẩm như cá hồi, các loại rau lá xanh đậm, chuối, dứa, kiwi và các loại thực phẩm giàu Canxi… giúp cơ thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời giảm cảm giác đau tức ở bụng và ngực khi đến tháng. Bên cạnh đó, các chị em còn cần phải xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, cần vệ sinh “vùng kín” trong ngày ấy sạch sẽ, khoảng 4 tiếng thay băng vệ sinh 1 lần, đồng thời mặc quần áo rộng rãi để thoái mái.
Đặc biệt, thỉnh thoảng các chị em cũng phải đi khám phụ khoa định kỳ, nếu mắc phải các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang cơ tử cung… phải điều trị càng sớm càng tốt… Như vậy mới có thể giảm được các cơn đau bụng trong kì kinh và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.