Khoai lang luôn được coi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xuất hiện những tác hại của khoai lang không phải ai cũng biết.
- 4 bài thuốc chữa đau răng bằng lá ổi tạm biệt cơn đau hiệu quả
- Đau răng khôn nên ăn gì để làm dịu cơn đau nhanh chóng?
Khoai lang là món ăn rất quen thuộc với nhiều người Việt. Ngoài những lợi ích mang lại, nếu ăn sai cách – các tác hại của khoai lang sẽ có những nguy hiểm cho sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này!
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
- Khoai lang chứa một loại protein độc đáo có tên là antioxidant có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả.
- Ngoài ra, trong khoai lang còn bao gồm rất nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, mangan, kali, sắt và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Các hoạt chất này có tác dụng chống lại các bệnh xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường, ung thư ruột và bệnh tim.
- Các chất chống viêm có trong khoai lang sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp hay bệnh hen suyễn.
- Vị ngọt tự nhiên có trong khoai lang tốt cho người bị bệnh đái tháo đường. Theo những nghiên cứu khoa học, nó giúp ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.
Ăn khoai lang nhiều có tốt không?
Ăn khoai lang vừa đủ sẽ rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn ăn nhiều và sai cách sẽ làm phản tác dụng của khoai lang.
- Ăn khoai vào buổi tối dễ bị trào ngược, đặc biệt là đối với những người già tiêu hoá kém hoặc những người bị bệnh dạ dày. Thêm nữa, việc trao đổi chất vào ban đêm càng trở nên khó khăn hơn. Bạn nên ăn khoai lang vào buổi sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, hoặccùng với rau xanh sẽ là bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trong khoai lang có chứa đường, vì vậy ăn khoai khi đói sẽ làm nóng ruột, ợ hơi chướng bụng, khó chịu cho bản thân.
- Ăn vỏ khoai lang không tốt cho tiêu hoá. Hơn nữa, đối với vỏ khoai có chứa đốm nâu dễ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm.
- Hãy ăn khoai lang kèm theo các loại thịt cá phù hợp và rau xanh để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
- Nếu muốn ăn khoai khi đói cần phải luộc hoặc hấp cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Trường hợp bạn bị đầy bụng, hãy uống nước gừng để chữa trị.
- Lưu ý bảo quản khoai ở nơi khô ráo, thoáng mát và chỉ ăn trong 1 tuần.
Khoai lang kỵ gì?
- Người bị thận không được ăn khoai lang vì trong đó chứa kali. Việc dư thừa kali sẽ làm rối loạn nhịp tim, yếu tim cực kỳ nguy hiểm.
- Những người bị đầy hơi trướng bụng thường xuyên không nên ăn khoai lang vì sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây ợ hơi…
- Không ăn khoai lang sống vì nếu nhiệt phá huỷ thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ trở nên rất khó tiêu hoá trong cơ thể.
- Khoai lang kỵ hồng. 2 món này phải ăn cách nhau ít nhất 5h, nếu không lượng đường tiết từ khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, làm dịch vị dạ dày tăng, nếu gặp hoạt chất tannin, pectin trong hồng sẽ tạo ra sự kết tủa, hậu quả là xuất huyết hoặc viêm loét dạ dày.
- Bên cạnh đó, rau lang cũng không nên ăn nhiều vì trong rau lang có nhiều canxi sẽ gây ra sỏi thận.
- Nếu đã ăn khoai lang, cần giảm lượng món chính trong bữa ăn, đặc biệt là lượng tinh bột để cân bằng dinh dưỡng.
Một số điểm cần lưu ý khi dùng khoai lang
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận khoai lang có rất nhiều tác dụng tốt như chống ung thư, tăng cường thị lực, cải thiện chức năng não, sống thọ hơn, giảm cân, trị bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú. Ăn khoai lang đúng cách, đúng thời điểm và vừa đủ sẽ là cách tốt để bạn duy trì một cuộc sống mạnh khỏe và lùi xa bệnh tật. Hơn nữa, vị khoai lang cũng rất thơm ngon, ngọt bùi, mềm mịn làm bạn không thể cưỡng lại sự hấp dẫn.
- Bạn không nên ăn khoai lang lúc đói vì lúc ấy đường huyết đã thấp lại càng hạ làm bạn thêm mệt mỏi.
- Khoai đỏ ruột vàng để bổ sung dinh dưỡng. Khoai trắng ruột trắng dùng để chữa táo bón.
Qua bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp những tác hại của khoai lang mà bạn cần biết và sắp xếp chế độ ăn hợp lý. Mặc dù vậy, khoai lang cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ như từ trước đến nay mọi người đã biết. Hãy sắp xếp 1 chế độ ăn hợp lý để giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.