Lời khẩn cầu của người mẹ già yếu, đau đớn nhìn con trai chết mòn: "Hết tiền rồi con bà không được chữa bệnh nữa"

Góc nhân ái 11/06/2019 10:02

Ngồi một góc trên chiếc giường tre ọp ẹp, bà Tôn khẽ đưa tay quệt những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má rồi lặng lẽ nhìn người con trai duy nhất đang gồng mình đau đớn. 3 năm nay, chú Nguyễn Khắc Tu (53 tuổi) từ người trụ cột trong gia đình bỗng chốc mắc bệnh hiểm nghèo, chân tay dần teo tóp, đi lại hết sức khó khăn.

Căn nhà nhỏ nằm sâu trong cánh đồng lúa thuộc thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi từ nhiều năm nay là nơi trú ngụ của 5 người nhà bà Lê Thị Tôn (86 tuổi).

Nằm nép mình vào một góc trên chiếc giường bệnh, chú Nguyễn Khắc Tu (53 tuổi, con trai bà Tôn) đưa đôi bàn tay run rẩy tìm ly nước. Cách đó vài bước chân, bà Tôn nhíu đôi mắt lờ mờ, một bên đã không còn thấy đường mò mẫm chống gậy đến chỗ con trai.

Lời khẩn cầu của người mẹ già yếu, đau đớn nhìn con trai chết mòn: 'Hết tiền rồi con bà không được chữa bệnh nữa' - Ảnh 1

3 năm nay, từ người trụ cột gia đình, căn bệnh hiểm nghèo khiến chú Tu chỉ biết dựa vào sự chăm sóc của người mẹ già và người chị lớn tuổi.

"Nó nằm vậy mấy năm rồi, đi lại thì khó khăn, bà cũng chẳng biết sao giúp nó nữa, chân tay dần teo tóp cả rồi còn đâu", bà Tôn nghẹn ngào.

Theo bà Tôn, sau khi chồng bà mất sớm, bà sống nương nhờ vào người con trai duy nhất của mình. Để có tiền chạy lo cơm ngày ba bữa, chú Tu đi làm thợ hồ để nuôi vợ con cùng mẹ già và người chị không chồng lớn tuổi khác.

Tuy cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng cả gia đình 5 miệng ăn vẫn đủ rau cháo qua ngày. "Nhưng hơn 3 năm rồi, thằng Tu bị bệnh, phải nghỉ làm ở nhà, bệnh càng ngày càng nặng mà có tiền để đi chữa trị gì đâu. Con Một (vợ chú Tu) cũng phải đi làm ăn xa, nó đi phụ hồ tận Cam Ranh, khổ lắm nhưng biết phải làm sao", bà Tôn ứa nước mắt.

Lời khẩn cầu của người mẹ già yếu, đau đớn nhìn con trai chết mòn: 'Hết tiền rồi con bà không được chữa bệnh nữa' - Ảnh 2

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm, teo cơ kèm bệnh parkinson khiến cơ thể chú ngày một tiều tụy.

Cố gượng người ngồi dậy, chú Tu cho biết căn bệnh teo cơ, parkinson kèm theo chứng thoái hóa thần kinh não đã khiến chú từ một người khỏe mạnh, trụ cột gia đình trở thành người bệnh tật, đến cả việc mặc quần áo, đi đứng cũng cần nhờ đến sự trợ giúp.

"Nhiều lúc chú chỉ muốn chết đi cho xong, bệnh tật chỉ khổ mẹ già, khổ vợ con thôi. Lúc mới phát bệnh, chú cứ nghĩ giờ còn có sức khỏe, ráng đi làm thêm vài năm nữa để cho con được đi học cái chữ. Nên làm ngày làm đêm, đau ốm cũng không dám đi bệnh viện. Đến lúc nó nặng rồi thì...", chú Tu nghẹn lời rồi nói tiếp.

"Bác sĩ nói nếu chân tay không chữa, châm cứu thường xuyên thì sẽ teo dần đi, cái lưng thì đau không cử động được, nhiều lúc bệnh tái phát khiến chú ngã xuống đất. Đi khám bác sĩ trên bệnh viện huyện rồi uống thuốc nam nhưng chẳng hết. Chỉ trách bản thân mình làm trụ cột mà giờ khổ vợ khổ con, mẹ thì già yếu cũng phải ngày đêm săn sóc".

Lời khẩn cầu của người mẹ già yếu, đau đớn nhìn con trai chết mòn: 'Hết tiền rồi con bà không được chữa bệnh nữa' - Ảnh 3

Những ngày bệnh nặng, chú Tu phải nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm để đưa vào bệnh viện huyện uống thuốc "cầm chừng", vài ba bữa bệnh lại tái phát.

Rót ly nước đặt lên bàn, bà Tôn đưa đôi bàn tay gầy yếu xoa bóp chân cho con, ngồi kế bà là người con gái lớn không chồng, 2 người phụ nữ già yếu thay phiên nhau chăm sóc cho chú Tu.

Quệt những giọt nước mắt lăn trên gò má, bà Tôn xúc động nói: "Nó cứ đau ốm thế này, mà nhà cửa, đồ đạc không có gì đáng giá thì lấy đâu ra để cầm cố cho nó chữa bệnh. Nhiều lúc bà tự trách bản thân mình làm mẹ mà không lo được cho con, giá như bà giàu có thì con trai bà đã không phải nằm bệnh thế này. Hết tiền rồi thì lấy gì mà cứu con", người mẹ già đau đớn nói.

Lời khẩn cầu của người mẹ già yếu, đau đớn nhìn con trai chết mòn: 'Hết tiền rồi con bà không được chữa bệnh nữa' - Ảnh 4

Bệnh tật hành hạ, chú Tu chỉ ước có điều kiện để tiếp tục được chữa bệnh, duy trì sự sống.

Kể từ ngày chú Tu đổ bệnh nặng, bà Tôn và gia đình như ngồi trên đống lửa khi cơm ngày ba bữa chẳng đủ no, còn chuyện thuốc men cho chú Tu thì "gom góp đủ tiền mới mua thuốc một lần để cầm cự".

Cũng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cô Phạm Thị Một (48 tuổi, vợ chú Tu) phải đi phụ hồ ở công trình xây dựng tận Khánh Hòa, mỗi tháng tiết kiệm được 4 triệu để gởi về nuôi mẹ già và người chồng bệnh tật.

Riêng đứa con gái của chú Tu chuẩn bị lên lớp 12 có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng vì không đủ tiền để trang trải học phí. Nhìn cơ thể tiều tụy, đôi mắt hốc hác của người con trai, bà Tôn chỉ biết ôm lấy con mà khóc.

Lời khẩn cầu của người mẹ già yếu, đau đớn nhìn con trai chết mòn: 'Hết tiền rồi con bà không được chữa bệnh nữa' - Ảnh 5

Hi vọng một điều kỳ diệu sẽ đến với chú Tu để chú có tiền được chạy chữa căn bệnh quái ác này.

Mỗi ngày, với thu nhập ít ỏi từ cô Một gởi về, cả gia đình bà Tôn chỉ đủ mua gạo và thức ăn cho cả nhà rồi tiết kiệm một khoản nhỏ để lo thuốc men cho chú Tu. "Mấy bữa hết tiền, thằng Tu ốm mà không được nhập viện, bà xót lắm, chẳng biết cách nào để cứu con cả. Bà già cả, đôi mắt lại lờ mờ thế này, có đi làm gì được nữa đâu", bà Tôn nói.

Đưa đôi mắt đượm buồn hướng về phía mẹ già, chú Tu chẳng biết số ngày ít ỏi còn lại mình trụ vững trên cõi đời này được bao lâu. Bệnh tật hành hạ, nỗi đau đớn trong cơn cùng cực khi chứng kiến vợ con phải lam lũ, mẹ già khóc cạn nước mắt vì bản thân mình, chú Tu chỉ biết hi vọng vào một điều kỳ diệu xuất hiện.

Câu nói trầm buồn: "Bác sĩ nói bệnh này phải cần đi các bệnh viện trong thành phố mới mong khỏi, mà giờ chú thế này thì nào dám mơ ước chi đâu", của chú Tu như một lời khẩn cầu trong sự tuyệt vọng.

Chỉ mong thông qua bài viết này, quý độc giả gần xa có thể quan tâm, chia sẻ chút khó khăn, giúp đỡ để chú Tu có điều kiện được đi TP.HCM chữa bệnh, để nỗi đau đớn hàng đêm của người mẹ già nơi xế chiều được vơi chút nhọc nhằn.

Mọi đóng góp, giúp đỡ gia đình chú Nguyễn Khắc Tu xin vui lòng liên hệ số điện thoại chú Tu: 0787526467.

Hoặc thông qua số tài khoản ngân hàng Vietcombank tỉnh Quảng Ngãi: 0571000044983.

Chủ tài khoản: Nguyễn Khắc Tu, ngân hàng Vietcombank, chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.

Xin chân thành cảm ơn!

Vợ mất sau sinh, con thơ khát sữa mẹ, bố Yên Bái nghẹn họng nghe con trai lớn nói

Đứa con thứ 2 của anh Thắng chưa đầy 30 ngày tuổi đã phải đeo khăn tang tiễn mẹ về với thế giới bên kia.

TIN MỚI NHẤT

6 năm lấy nhau chồng không cho vợ về quê chồng và sự thật đau đớn Tôi và chồng lấy nhau nhưng không được lòng gia đình bên chồng. Ngày trước cha mẹ chồng tôi chê tôi lớn hơn chồng 2 tuổi thì không xứng. Mẹ chồng tôi lại có tiếng khó tính, tôi nghe chồng tôi kể hai chị dâu của anh khổ sở đủ đường với bà. Nhưng chồng tôi thì một mực lấy tôi. Sau đó thì tôi nghe chồng mình nói ông bà không thích tôi về quê, hai người chỉ muốn nhìn cháu và con trai. Tôi nghe vậy cũng buồn lắm. Tính ra tôi cũng xinh xắn, kiếm tiền được, sinh hẳn hai đứa cháu kháu khỉnh. Ông bà cũng chưa từng chung sống với tôi thì làm sao biết tính tôi có tốt hay không? Nhưng dù sao thì cũng là cha mẹ của chồng mình, tôi không thể trách móc mãi. Cho đến nay đã 6 năm, chỉ đúng một lần về quê trước khi cưới, sau đó tôi không hề đặt chân về quê chồng. Dù tôi và chồng đều là dân tỉnh lên Sài Gòn sống nhưng tôi chưa từng phải chịu cảnh ăn Tết nhà chồng. Cứ lễ Tết là chồng tôi lại dẫn con về quê nội, tôi thảnh thơi về quê ngoại. Vài lần tôi nghĩ dù sao mình cũng là phận dâu con nên nói chồng để tôi về thăm cha mẹ chồng. Nhưng chồng tôi khăng khăng từ chối, anh dịu giọng nói không muốn tôi chịu ấm ức, cứ để anh lo là được. Tôi nghe thế mà yên tâm, thấy càng thương chồng hơn. Tôi nào ngờ, người chồng hiền lành của mình lại giấu giếm một bí mật đáng khinh suốt 7 năm chung sống với tôi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ chồng của tôi nhập viện vì tai biến. Chồng tôi xin nghỉ làm về chăm nom mẹ. Vài ngày sau thì tôi nghe tin mẹ chồng qua đời. Tôi vội vàng bắt xe về quê chồng ngay mà chưa kịp báo với chồng. Qua 3 ngày làm đám tang cho mẹ chồng thì tối hôm đó tôi phát hiện chồng mình lén lút đi ra khỏi nhà từ cổng sau. Tôi linh tính có điều lạ nên bèn đi theo sau anh. Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh - Ảnh minh họa: Internet Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh. Anh đi đến một tay ôm, một tay nắm tay đưa cô ta vào nhà. Tôi đứng ở ngoài nhìn qua ô cửa sổ thì thấy hai người chẳng khác gì cặp tình nhân lâu ngày gặp lại. Không chỉ ôm ấp, họ còn hôn nhau, nói chuyện vui vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng mình dịu dàng như thế. Rồi tôi thấy chồng đưa cho cô ta một phong bì, chắc là có tiền trong đó. Đêm đó, sau khi bị tôi truy hỏi không có đường lui thì chồng tôi cũng thú nhận. Người phụ nữ kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng yêu nhau sâu đậm cho đến khi cô ta bị tai nạn phải cắt mất một chân. Chính điều này khiến cha mẹ chồng tôi không cho phép họ lấy nhau. Sau đó anh bỏ vào Sài Gòn thì gặp được tôi. Anh thú nhận mình vẫn còn tình cảm với tình cũ. Anh tìm cách nói với cha mẹ chồng để tôi không phải về quê anh dịp lễ Tết. Nhưng không phải vì thương tôi, mà là vì anh tìm cơ hội để về thăm người cũ. Anh không chỉ qua lại với cô ta mà còn đưa tiền trợ cấp hàng tháng. Anh cầu xin tôi tha thứ cho anh, người phụ nữ kia rất đáng thương. Cô ta không có gia đình, chân lại tật nguyền, anh chỉ xin tôi cho phép anh phụ giúp cô ta tiền bạc. Anh thề sẽ không bao giờ gặp lại người yêu cũ nữa. Nghe chồng thú tội tới đây thôi mà tôi như chết lặng. Hóa ra suốt 7 năm nay tôi chung sống với người chồng ngoại tình mà không hay biết. Chỉ vì tin những lời ngọt ngào anh nói mà tôi bị lừa dối trắng trợn. Giờ anh còn ra điều kiện phải để anh nuôi cô ta à? Tôi thật sự không thể chịu nổi. Nhưng với dáng vẻ khổ sở của chồng vì cô ta, liệu khi biết tôi không đồng ý thì anh có bỏ vợ con theo bồ không? Vậy tôi phải làm gì đây?

Tâm sự Eva 2 giờ 17 phút trước