Hai thứ người lao động nhất định phải lấy khi nghỉ việc để nhận trợ cấp

Đời sống 08/08/2023 07:06

Khi nghỉ việc, người lao động sẽ cần liên hệ với doanh nghiệp để nhận lại những hồ sơ, giấy tờ sau để không mất các quyền lợi quan trọng.

1- Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động

Đây là giấy tờ quan trọng để chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động sẽ không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ làm.

Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định thôi việc.

- Quyết định sa thải.

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

2- Sổ bảo hiểm xã hội đã chốt thời gian đóng

Khi đi làm và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi người lao động sẽ được cấp 1 cuốn sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm của mình. 

Theo Điều 18 Luật BHXH năm 2014, sổ này sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý, nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.

Khi nghỉ việc, người lao động phải cần lấy lại sổ BHXH để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền bảo hiểm xã hội một lần sau này.

Lưu ý: Tuy nhiên, trước khi nhận sổ BHXH, người lao động cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan BHXH hay chưa. Nếu sổ BHXH chưa chốt, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trường hợp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1-20 triệu đồng.

Trường hợp đã chốt sổ BHXH theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt từ 1-4 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Từ 15/8, nếu không đổi biển xe cũ sang biển số định danh, người dân có bị phạt hay không?

Theo Thông tư 24/2023 của Bộ Công an về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, từ 15/8, cơ quan công an sẽ cấp và quản lý biển số xe theo mã định danh của chủ xe. Trường hợp không đổi biển xe cũ sang biển số định danh, người dân có bị phạt hay không?

TIN MỚI NHẤT