Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là một trong những ngày lễ rất được mong chờ. Vậy Giỗ tổ Hùng Vương ăn gì? Nhanh tay lưu lại thực đơn được chai sẻ sau đây ngay!
- Những lỗi dễ phạm trong ngày 10 tháng Giêng, Thần Tài không đoái hoài gia chủ, quan trọng là điều 1, khiến cả năm làm ăn thất bát
- Đúng giữa tháng 3 âm lịch, các con giáp sau mở mắt đã thấy tiền bên cạnh, số dư tài khoản tăng lên vù vù
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để những người người làm việc, các bạn học sinh sinh viên nghỉ ngơi sau thời gian dài vất vả. Nhiều người chọn “xả stress” bằng cách đi du lịch, gặp gỡ bạn bè hoặc đơn giản chỉ là tự chế biến những món ngon và thưởng thức. Giỗ tổ hùng vương ăn gì? Sau đây là chia sẻ TOP 7 món ăn ngon, đặc trưng cho dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3.
1. Bánh chưng, bánh giầy
Món bánh chưng, bánh giầy là lựa chọn không thể thiếu trong bữa cơm ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Đây là món ăn đi cùng năm tháng lịch sử, có nguồn gốc từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Ngày nay, món bánh chưng bánh giầy đã trở thành một trong những món ăn tinh hoa truyền thống của người Việt.
Nguyên liệu để chế biến món ăn này đó là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn. Với hương vị thơm ngon, bánh chưng bánh giầy mang đến cho người dùng hương vị thơm ngon đặc trưng mà khó thay thế được bởi bất cứ món bánh truyền thống nào.
Hình dáng của chiếc bánh chưng là hình vuông tượng trưng cho “đất”, bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho “trời”.
Phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ để có thể làm được chiếc bánh ngon, đặc biệt là món bánh chưng. Chiếc bánh vuông vức, đẹp mắt được gói bằng lá dong và dây lạt, sau đó sẽ được đem luộc chừng 8 – 10 tiếng.
Bánh chưng bánh giầy là món ăn tiêu biểu cho sự đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hương vị thơm ngon đã khẳng định vị thế bằng khó thay thế. Bên cạnh đó, không chỉ là hương vị mà đằng sau đó còn là một câu chuyện truyền thuyết ý nghĩa được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
2. Gà luộc
Trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt, từ lâu, hình ảnh con gà luộc đã trở nên quá quen thuộc trong mâm cơm cúng tổ tiên. Đây được biết đến là món ngon không kén người ăn và rất đơn giản, dễ làm. Do đó, rất phù hợp để thưởng thức cùng người thân trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Món gà luộc ngon đặc biệt được chú trọng ở khâu chọn gà. Để có món gà luộc ngon nhất, nên chọn những con gà có trọng lượng từ 1,5 – 2kg, thân nhỏ gọn, thịt săn chắc, ức nhỏ.
Thêm một mẹo nhỏ nữa, trong quá trình luộc gà, để món gà luộc thơm ngon hơn người chế biến thường cho vào một vài lát gừng và đầu hành lá.
Gà luộc không cần chế biến cầu kỳ nhưng là món ăn đặc biệt mang đến những ý nghĩa tốt đẹp. Gà là biểu trưng cho sự mạnh mẽ, cương trực theo quan niệm dân gian. Trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương, thưởng thức món gà luộc cũng chính là cách để mong cầu cuộc sống tươi đẹp, may mắn. Đồng thời, thịt gà cũng là thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất cao.
3. Cơm hạt sen
Được mệnh danh là “món ăn của bậc vương giả”, cơm hạt sen được dùng để tiến Vua ngay từ thời xa xưa. Cũng chính vì vậy mà món ăn này đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ và tay nghề cao khi chế biến.
Trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, tự tay chế biến món cơm hạt sen là một ý tưởng khá hay. Món này cần nguyên liệu là gạo và hạt sen kèm theo đó là sử dụng tôm tươi và một ít rau củ. Chế biến món cơm hạt sen khá cầu kỳ và cần phải phải qua nhiều công đoạn khác nhau từ nấu, chiên rồi hấp.
Sự hài hòa của nhiều nguyên liệu khi chế biến tạo nên cảm giác đa dạng, không bị ngán khi ăn. Người dùng sẽ thưởng thức được hương vị thơm ngon đặc trưng “chốn cung đình”.
Hạt sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Được biết đến là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và thích hợp với trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai.
4. Xôi gấc
Bữa cơm ngày Giỗ tổ Hùng Vương ngoài món gà luộc thơm ngon cũng không nên để thiếu món xôi gấc. Xôi gấc là món ăn được sáng tạo từ món xôi nếp truyền thống. Xôi gấc có màu sắc đẹp mắt lôi cuốn bởi được kết hợp chế biến cùng trái gấc.
Theo quan niệm dân gian, xôi gấc là một trong những món ăn mang đến những điều tốt lành và cuộc sống viên mãn. Màu đỏ của xôi gấc là tượng trưng cho sự may mắn.
Để nấu được món xôi gấc ngon, không khác gì nhiều so với những món xôi thông thường, khâu lựa chọn gạo nếp ngon là yếu tố đóng vai trò quyết định.
Sau khi chọn được loại gạo nếp ngon, để nấu xôi cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Sau khi nấu chín, xôi gấc có màu đỏ đặc trưng của trái gấc, hương vị ngọt bùi dẻo mềm khi thưởng thức.
5. Nem rán
Nguồn gốc của nem rán là món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa. Theo thời gian, món ăn này được người Việt biến tấu lại và đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt.
Để thực đơn bữa cơm ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới thêm phần hấp dẫn, bạn đọc đừng bỏ qua bổ sung món ăn này.
Cách chế biến món nem rán khá đơn giản. Chuẩn bị phần nhân với nguyên liệu gồm thịt băm, rau củ. Sau đó, dùng một lớp bánh đa nem mỏng để gói lại và đem chiên trong dầu sôi. Thưởng thức món nem rán sau khi chín kèm với các loại rau sống và nước mắm chua ngọt.
Tùy vào vùng miền mà mỗi loại nem rán lại có một cách chế biến không giống nhau. Ở miền Bắc, món nem rán sẽ có giá đỗ, mộc nhĩ, củ sắn. Ở khu vực miền Trung, thành phần nguyên liệu sẽ có thêm vào một ít bún tàu, trứng gà và khoai lang. Món nem rán của người dân miền Nam có đặc trưng của vị bùi bùi khoai môn và thơm thơm của hành tây.
6. Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đây là món ăn dễ làm lại thanh mát rất tốt cho sức khỏe thường được lựa chọn chế biến trong những bữa cơm hằng ngày.
Để bữa cơm gia đình trong ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 được hấp dẫn, đầy đủ thì bạn đọc có thể thực hiện món này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản: khổ qua, thịt băm, nấm mèo và hành lá.
Món canh khổ qua không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa hết sức tốt đẹp. Người xưa tin rằng khổ qua là loại trái khi ăn vào sẽ giúp hóa giải được muộn phiền, lo lắng. Thưởng thức món ăn này trong dịp lễ cũng là mong cầu hạnh phúc và nhiều may mắn đến với bản thân và gia đình.
7. Lẩu gà nấu nấm
Vào ngày lễ, Lẩu gà nấu nấm sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình. Hương vị không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Món ăn có sự kết hợp từ xương ống thanh ngọt, củ cải, bắp mỹ giòn giòn cùng nhiều loại nấm khác nhau và các vị thuốc bắc. Đặc biệt, nguyên liệu không thể thiếu của món ăn này là thịt gà ngọt, mềm dai.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
700g Thịt gà
100g Nấm đông cô
100g Nấm đùi gà
100g Nấm linh chi nâu
100g Nấm kim châm
100g Nấm bào ngư
100g Cà rốt
100g Bắp mỹ
200g Rau tần ô (cải cúc)
***Nước lẩu:
500g Xương ống
300g Bắp mỹ
2 muỗng Dầu ăn
50g Hành tím
50g Hành boa rô
100g Cà rốt
150g Củ cải trắng
15g Đẳng sâm
3 trái Táo tàu đen
5g Câu kỷ tử
1/2 muỗng Muối
2 muỗng Hạt nêm
2 muỗng Đường trắng
15g Hành lá
15g Ngò rí
1/2 muỗng Tiêu
Các bước nấu Lẩu gà nấu nấm:
- Bước 1:
Rửa sạch xương ống. Đun sôi nồi nước và cho xương vào trụng. Khi nước sôi thì vớt ra, bỏ nước và rửa xương lần nữa.
Đặt một nồi nước khác lên bếp, cho xương vừa trụng vào nấu sôi. Sau đó, cho thêm bắp mỹ, củ cải trắng cắt khúc. Vặn lửa lớn và đun đến khi sôi thì hớt bọt. Lúc này, vặn nhỏ lửa và hầm khoảng 30 phút để lấy nước dùng.
- Bước 2: Nấu nước lẩu
Đun sôi dầu ăn và cho hành tím vào phi thơm, hành boa rô thái lát.
Cho phần nước dùng vào, thêm bắp Mỹ, cà rốt cắt mỏng, táo đen, đẳng sâm và câu kỷ tử. Đun sôi.
Cho gia vị gồm muối, hạt nêm, đường vào nêm vừa ăn và khuấy đều. Sau đó, cho hành lá, ngò rí cắt nhỏ và chút tiêu vào.
- Bước 3:
Ngâm nấm trong nước muối 15 phút. Sau đó, đem rửa sạch lại với nước. Cho tất cả nấm,rau, cà rốt, bắp mỹ xếp ra đĩa và thưởng thức món lẩu gà nấu nấm.
Trên đây là chia sẻ 7 món ăn ngon, đặc trưng cho dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có một kỳ nghỉ lễ thú vị và nhiều trải nghiệm. Nếu chưa biết Giỗ tổ Hùng Vương ăn gì? thì còn chần chờ gì nữa mà không “trổ tài” ngay!